Loading


Di sản thừa kế sẽ được chia như thế nào khi bố mất sau ông nội 16 năm?

Ông tôi chết năm 2000, tài sản của ông tôi là một giấy chứng nhận QSDĐ cấp năm 1994. Ông tôi có 3 người con. Trong đó cha tôi chết năm 2016 (hai người chú vẫn còn sống). Nay phân chia tài sản thừa kế là quyền sử dụng đất nêu trên. Xin hỏi tôi không được thừa kế thế vị vậy mẹ tôi và tôi có được thay thế vào vị trí của cha tôi để được hưởng phần của cha tôi hay không vì theo luật thì cha tôi phải chết trước hặc cùng thời điểm thì tôi là con mới được thừa kế thế vị

Nội dung chính

    Di sản thừa kế sẽ được chia như thế nào khi bố mất sau ông nội 16 năm?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 611 Bộ luật dân sự 2015 thì:

    Thời điểm, địa điểm mở thừa kế
    1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.

    2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.

    Như vậy, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Ông bạn chết năm 2000 thì đây là thời điểm mở thừa kế đối với phần di sản của ông bạn để lại. Vào thời điểm ông bạn chết và không để lại di chúc thì tài sản được chia theo pháp luật.

    Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì về người thừa kế theo pháp luật như sau:

    Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Và tại Điều 613 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

    Người thừa kế

    Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

    Tại thời điểm ông bạn mất năm 2000 thì bố bạn còn sống. Do đó bố bạn sẽ được hưởng phần di sản của ông bạn để lại theo hàng thừa kế thứ nhất. Theo quy định thì người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Do đó, bố bạn sẽ được hưởng 1/3 di sản của ông bạn để lại. 2/3 di sản còn lại sẽ chia đều cho 2 người chú ruột của bạn.

    Năm 2016 bố bạn mất nhưng tài sản của ông bạn chưa được chia xong thì bạn và mẹ của bạn sẽ đại diện phần tài sản mà đáng ra bố bạn được nhận khi phân chia tài sản theo pháp luật. Do đó, trường hợp này bạn và mẹ bạn đều có quyền thay mặt bố bạn hưởng 1/3 tài sản của ông bạn để lại.

    Lưu ý: Trong trường hợp này không xuất hiện thừa kế thế vị như bạn phân tích. Bởi lẽ bố bạn chết sau thời điểm ông của bạn mất. Khi ông bạn mất thì bố bạn đương nhiên được phân chia di sản của ông bạn để lại.

    saved-content
    unsaved-content
    32