Loading


Điều kiện đấu giá quyền sử dụng đất đối với thửa đất là gì?

Điều kiện thửa đất được thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất là gì? Các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất không thành bao gồm?

Nội dung chính

    Điều kiện thửa đất được thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất là gì?

    Căn cứ theo khoản 2 điều 125 Luật Đất đai 2024 quy định về điều kiện để tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất như sau:

    Giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất

    ...

    2. Điều kiện để tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất bao gồm:

    a) Đất đã được thu hồi và hoàn thành bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc không phải bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; trong khu vực dự án có hạ tầng giao thông đã được kết nối;
    b) Có trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện đã được phê duyệt vào mục đích sử dụng để đấu giá quyền sử dụng đất, trừ trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất đối với đất quy định tại điểm e khoản 1 Điều 217 của Luật này;
    c) Có quy hoạch chi tiết 1/500 được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức lập và phê duyệt đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở;
    d) Có phương án đấu giá quyền sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

    Theo đó, điều kiện thửa đất được thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất bao gồm:

    - Đất đã được thu hồi và hoàn thành bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc không phải bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; trong khu vực dự án có hạ tầng giao thông đã được kết nối

    - Có trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện đã được phê duyệt vào mục đích sử dụng để đấu giá quyền sử dụng đất, trừ trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất đối với đất do Nhà nước thu hồi và giao cho tổ chức phát triển quỹ đất quản lý

    - Có quy hoạch chi tiết 1/500 được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức lập và phê duyệt đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở

    - Có phương án đấu giá quyền sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

    Từ 01/08/2024, điều kiện đấu giá quyền sử dụng đất đối với thửa đất là gì?

    Điều kiện đấu giá quyền sử dụng đất đối với thửa đất là gì? (Hình từ Internet)

    Các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất không thành bao gồm gì?

    Căn cứ theo khoản 6 điều 125 Luật Đất đai 2024 về các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất không thành được quy định như sau:

    Giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất

    ...

    6. Các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất không thành bao gồm:

    a) Các trường hợp đấu giá không thành theo quy định của Luật Đấu giá tài sản;
    b) Đã hết thời hạn đăng ký mà chỉ có 01 người đăng ký tham gia đấu giá;
    c) Có nhiều người đăng ký tham gia đấu giá nhưng chỉ có 01 người tham gia cuộc đấu giá hoặc có nhiều người tham gia cuộc đấu giá nhưng chỉ có 01 người trả giá hoặc có nhiều người trả giá nhưng chỉ có 01 người trả giá hợp lệ.

    Theo đó, các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất không thành bao gồm:

    - Đã hết thời hạn đăng ký mà không có người đăng ký tham gia đấu giá

    - Tại cuộc đấu giá không có người trả giá hoặc không có người chấp nhận giá

    - Giá trả cao nhất mà vẫn thấp hơn giá khởi điểm trong trường hợp không công khai giá khởi điểm và cuộc đấu giá được thực hiện theo phương thức trả giá lên

    - Người trúng đấu giá từ chối ký biên bản đấu giá

    - Người đã trả giá rút lại giá đã trả, người đã chấp nhận giá rút lại giá đã chấp nhận mà không có người trả giá tiếp

    - Trường hợp từ chối kết quả trúng đấu giá

    - Đã hết thời hạn đăng ký mà chỉ có 01 người đăng ký tham gia đấu giá;

    - Có nhiều người đăng ký tham gia đấu giá nhưng chỉ có 01 người tham gia cuộc đấu giá hoặc có nhiều người tham gia cuộc đấu giá nhưng chỉ có 01 người trả giá hoặc có nhiều người trả giá nhưng chỉ có 01 người trả giá hợp lệ.

    Được phép đấu giá bằng hình thức và phương thức nào?

    Căn cứ vào điều 40 Luật đấu giá tài sản 2016 về hình thức đấu giá, phương thức đấu giá được quy định như sau:

    Hình thức đấu giá, phương thức đấu giá
    1. Tổ chức đấu giá tài sản thỏa thuận với người có tài sản đấu giá lựa chọn một trong các hình thức sau đây để tiến hành cuộc đấu giá:
    a) Đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá;
    b) Đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá;
    c) Đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp;
    d) Đấu giá trực tuyến.
    2. Phương thức đấu giá bao gồm:
    a) Phương thức trả giá lên;
    b) Phương thức đặt giá xuống.
    3. Hình thức đấu giá, phương thức đấu giá phải được quy định trong Quy chế cuộc đấu giá và công bố công khai cho người tham gia đấu giá biết.
    4. Chính phủ quy định chi tiết điểm d khoản 1 Điều này.

    Theo đó, khi tổ chức đấu giá được lựa chọn một trong các hình thức sau đây để tiến hành cuộc đấu giá như đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá, đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá, đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp, đấu giá trực tuyến và theo hai phương thức đấu giá là trả giả lên và đặt giá xuống

    saved-content
    unsaved-content
    42