Loading

09:54 - 01/11/2024

File Dự thảo lần 3 Nghị định xử phạt hành chính về giao thông đường bộ

Cục CSGT soạn thảo Nghị định xử phạt hành chính về giao thông đường bộ. Nội dung ra sao?

Nội dung chính

    Dự thảo Nghị định xử phạt hành chính về giao thông đường bộ

    Vừa qua, Cục CSGT đang tham mưu xây dựng dự thảo nghị định xử phạt hành chính, trong đó dự kiến tăng nặng mức xử phạt với các hành vi gây tai nạn giao thông, cố ý xâm phạm trật tự an toàn giao thông...

    Theo đó, đơn vị soạn thảo đang dự kiến điều chỉnh tăng mức xử phạt đối với một số nhóm hành vi vi phạm liên quan đến vi phạm quy tắc giao thông trên đường cao tốc và một số nhóm hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông.

    Cụ thể đối với ô tô, hành vi lùi xe trên đường một chiều, đường có biển cấm đi ngược chiều: mức phạt cũ 800.000 đến 1 triệu đồng; dự kiến mức phạt mới từ 9 đến 11 triệu đồng.

    Hành vi đi vào khu vực cấm, đường cấm: mức phạt cũ 2 đến 3 triệu đồng; dự kiến mức phạt mới 4 đến 6 triệu đồng.

    Hành vi chở hàng vượt quá chiều cao: mức phạt cũ 2 đến 3 triệu đồng, dự kiến mức phạt mới từ 8 đến 12 triệu đồng.

    Hành vi quay đầu xe trái quy định: mức phạt cũ từ 600.000 đến 800.000 đồng, dự kiến mức phạt mới từ 6 đến 8 triệu đồng.

    Hành vi vượt đèn đỏ: mức phạt cũ 4 đến 6 triệu đồng; dự kiến mức phạt mới 9 đến 11 triệu đồng...

    Đối với xe máy, theo đề xuất mới, hành vi vượt đèn đỏ: mức phạt cũ 800.000 đến 1 triệu đồng; mức phạt mới dự kiến 4 đến 6 triệu đồng.

    Hành vi giao xe cho người không đủ điều kiện: mức phạt cũ 600.000 đến 800.000 đồng; dự kiến mức phạt mới 8 đến 10 triệu đồng.

    Đề xuất lực lượng chức năng tịch thu phương tiện đối với hành vi tái phạm lạng lách, đánh võng.

    Dự thảo Nghị định xử phạt hành chính về giao thông đường bộ

    Dự thảo Nghị định xử phạt hành chính về giao thông đường bộ (Hình từ Internet)

    Đối tượng áp dụng của dự thảo Nghị định xử phạt hành chính về giao thông đường bộ như thế nào?

    Theo Điều 2 Dự thảo 3 Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có nêu như sau:

    Đối tượng áp dụng
    1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
    a) Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
    b) Đơn vị sự nghiệp;
    c) Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
    d) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh);
    đ) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
    e) Cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe, cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, cơ sở thiết kế, thi công trong hoạt động cải tạo xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, cơ sở thử nghiệm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng;
    g) Các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
    3. Hộ kinh doanh, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.
    4. Người có thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
    5. Người có thẩm quyền trừ điểm, phục hồi điểm Giấy phép lái xe và việc trừ điểm, phục hồi điểm Giấy phép lái xe theo quy định tại Nghị định này.

    Như vậy, theo dự thảo 3, Nghị định này được áp dụng đối với: Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó, tổ chức có thể bao gồm:

    - Đơn vị sự nghiệp;

    - Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh);

    - Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;...

    Hoạt động giao thông đường bộ có những nguyên tắc gì?

    Căn cứ quy định tại Điều 4 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:

    Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ
    1. Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
    2. Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ; gắn kết phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.
    3. Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.
    4. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
    5. Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
    6. Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

    Như vậy, đối với hoạt động giao thông đường bộ, Nhà nước quy định 06 chính sách nêu trên.

    saved-content
    unsaved-content
    186