Hành vi hủy hoại đất không bị thu hồi đất trong trường hợp nào?

Hành vi hủy hoại đất không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì đối với hành vi hủy hoại đất đai?

Nội dung chính

    Hành vi hủy hoại đất không bị thu hồi đất trong trường hợp nào?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 81 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

    Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
    1. Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.
    2. Người sử dụng đất hủy hoại đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hủy hoại đất mà tiếp tục vi phạm.
    3. Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền.
    4. Đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho từ người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất mà người được giao đất, cho thuê đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này.
    5. Đất được Nhà nước giao quản lý mà để bị lấn đất, chiếm đất.

    Theo như quy định trên thì hành vi hủy hoại đất không bị thu hồi đất trong trường hợp người sử dụng đất chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hủy hoại đất.

    Hành vi hủy hoại đất không bị thu hồi đất trong trường hợp nào?Hành vi hủy hoại đất không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? (Hình ảnh từ Internet)

    Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì đối với hành vi hủy hoại đất đai?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 241 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

    Trách nhiệm trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
    1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm sau đây:
    a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại địa phương theo thẩm quyền;
    b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo thẩm quyền đối với các hành vi không đăng ký đất đai; lấn đất, chiếm đất, hủy hoại đất; sử dụng đất không đúng mục đích; chuyển, nhận quyền sử dụng đất không đúng pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật đất đai khác của người sử dụng đất.
    2. Người đứng đầu cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức; giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại địa phương theo thẩm quyền.

    Theo như quy định trên thì, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi hủy hoại đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích, lấn chiếm đất và các hành vi vi phạm pháp luật đất đai khác theo thẩm quyền của mình.

    Người sử dụng đất làm suy giảm chất lượng của đất bị phạt bao nhiêu?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Hủy hoại đất
    1. Hành vi làm suy giảm chất lượng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây: làm mất hoặc giảm độ dày tầng đất đang canh tác; làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn cát, sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác với loại đất đang sử dụng; gây bạc màu, gây xói mòn, rửa trôi đất nông nghiệp mà dẫn đến làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất đã được xác định thì hình thức và mức xử phạt như sau:
    a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất dưới 0,05 héc ta;
    b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
    c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
    d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
    đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 01 héc ta trở lên.

    Người sử dụng đất làm suy giảm chất lượng đất sẽ bị xử phạt hành chính tùy theo diện tích đất bị ảnh hưởng. Cụ thể, mức phạt tiền được quy định như sau:

    - Diện tích đất dưới 0,05 héc ta: Phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

    - Diện tích đất từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta: Phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

    - Diện tích đất từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta: Phạt từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

    - Diện tích đất từ 0,5 héc ta đến dưới 1 héc ta: Phạt từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

    - Diện tích đất từ 1 héc ta trở lên: Phạt từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

    Lưu ý: Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính. (khoản 2 Điều 5 Nghị định 123/2024/NĐ-CP).

    saved-content
    unsaved-content
    76
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT