Loading


Mức phạt tự ý đục phá nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước là bao nhiêu?

Mức phạt tự ý đục phá nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước là bao nhiêu? Bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê thì tiền sử dụng đất được tính dựa theo căn cứ nào?

Nội dung chính

    Mức phạt tự ý đục phá nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước là bao nhiêu?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 65 Nghị định 16/2022/NĐ-CP vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà ở công vụ, nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội cụ thể mức phạt tự ý đục phá nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước như sau:

    Vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà ở công vụ, nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội
    1. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với người thuê, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, thuê nhà ở xã hội có một trong các hành vi sau đây:
    a) Tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở;

    b) Sử dụng nhà ở không đúng mục đích ghi trong hợp đồng thuê nhà ở.

    ...

    Theo đó, mức phạt tự ý đục phá nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước là từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với người thuê, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước theo như quy định trên.

    Bên cạnh đó, căn cứ điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt như sau:

    Hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt
    ...
    3. Trong Nghị định này, mức phạt tiền tối đa được quy định như sau:
    a) Trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản là 1.000.000.000 đồng;
    b) Trong hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý, phát triển nhà là 300.000.000 đồng;
    c) Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 24; điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 59, điểm a khoản 3 Điều 64, Điều 65, khoản 1 (trừ điểm e) Điều 70 Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

    Như vậy cá nhân có hành vi người thuê, thuê mua tự ý đục phá nhà ở thuộc sở hữu nhà nước sẽ bị xử phạt từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

    - Trong trường hợp tổ chức vi phạm hành vi tự ý đục phá nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước sẽ bị xử phạt 160 triệu đồng đến 200 triệu đồng, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định trên.

    Mức phạt tự ý đục phá nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước là bao nhiêu?

    Mức phạt tự ý đục phá nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

    Bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê thì tiền sử dụng đất được tính dựa theo căn cứ nào?

    Căn cứ theo điểm l khoản 1 Điều 159 LuậtĐất đai 2024 quy định bảng giá đất được áp dụng cho các trường hợp như sau:

    Bảng giá đất
    1. Bảng giá đất được áp dụng cho các trường hợp sau đây:
    a) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân; chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân;
    b) Tính tiền thuê đất khi Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm;
    c) Tính thuế sử dụng đất;
    d) Tính thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân;
    đ) Tính lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;
    e) Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
    g) Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý, sử dụng đất đai;
    h) Tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê đối với hộ gia đình, cá nhân;
    i) Tính giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp thửa đất, khu đất đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch chi tiết xây dựng;
    k) Tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân;

    l) Tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê.

    ...

    Như vậy, tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê được dựa theo giá đất trong bảng giá đất.

    Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với đất được giao quản lý quy định như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 7 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

    Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với đất được giao quản lý
    1. Người đại diện của tổ chức chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất trong các trường hợp sau đây:
    a) Tổ chức trong nước được giao quản lý công trình công cộng và hành lang bảo vệ an toàn các công trình theo quy định của pháp luật;
    b) Tổ chức trong nước được giao quản lý đất có mặt nước của các sông và đất có mặt nước chuyên dùng;
    c) Tổ chức trong nước được giao quản lý quỹ đất đã thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
    d) Tổ chức kinh tế được giao quản lý diện tích đất để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
    2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không thành lập đơn vị hành chính cấp xã chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất sử dụng vào mục đích công cộng được giao quản lý, đất chưa giao, đất chưa cho thuê tại địa phương.
    3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa giao cho đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã quản lý.
    4. Người đại diện cho cộng đồng dân cư là người chịu trách nhiệm đối với đất được giao cho cộng đồng dân cư quản lý.

    Như vậy, người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với đất được giao quản lý được quy định như trên.

    saved-content
    unsaved-content
    52