Loading


Hoàn tất thủ tục để chính thức giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh được quy định ra sao?

Hoàn tất thủ tục để chính thức giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh? Điều kiện niêm yết chứng khoán công ty hình thành sau quá trình hợp nhất tại Sở Giao dịch chứng khoán?

Nội dung chính

    Hoàn tất thủ tục để chính thức giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh được quy định ra sao?

    Tại Điều 7 Quy chế niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 85/QĐ-SGDHCM năm 2018 có quy định về hoàn tất thủ tục để chính thức giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh như sau:

    Trong vòng chín mươi (90) ngày kể từ ngày ký Quyết định chấp thuận niêm yết, tổ chức niêm yết/công ty quản lý quỹ phải hoàn tất các thủ tục để đưa chứng khoán vào giao dịch tại SGDCK theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy chế này. Sau thời hạn này, Quyết định chấp thuận niêm yết của SGDCK mặc nhiên hết hiệu lực theo quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tư số 202/2015/TT-BTC.

    Như vậy, trong vòng chín mươi (90) ngày kể từ ngày ký Quyết định chấp thuận niêm yết, tổ chức niêm yết/công ty quản lý quỹ phải hoàn tất các thủ tục để đưa chứng khoán vào giao dịch tại SGDCK theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy chế này.

    Hoàn tất thủ tục để chính thức giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh được quy định ra sao? (Hình ảnh từ internet)

    Điều kiện niêm yết chứng khoán của công ty hình thành sau quá trình hợp nhất tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh?

    Tại Điều 8 Quy chế niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 85/QĐ-SGDHCM năm 2018 có quy định về điều kiện niêm yết chứng khoán của công ty hình thành sau quá trình hợp nhất tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh như sau:

    1. Trường hợp các công ty bị hợp nhất đều đang niêm yết trên SGDCK thì công ty hợp nhất phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, c, d, đ, e khoản 1 Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP và có ROE dương bao gồm:

    1.1. Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 120 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

    1.2. Công khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc), Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan;

    1.3. Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất ba trăm (300) cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ, trừ trường hợp doanh nghiệp Nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;

    1.4. Cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc), và Kế toán trưởng của công ty; cổ đông lớn là người có liên quan với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ;

    1.5. Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định.

    2. Trường hợp công ty đang niêm yết trên SGDCK hợp nhất với công ty chưa niêm yết trên SGDCK (bao gồm cả công ty niêm yết trên SGDCK Hà Nội), công ty hợp nhất được đăng ký niêm yết trên SGDCK khi đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, c, d, đ, e khoản 1 Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP và có ROE đạt tối thiểu 5%.

    3. Trường hợp các công ty bị hợp nhất đều chưa niêm yết trên SGDCK, công ty hợp nhất được đăng ký niêm yết trên SGDCK khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.

    4. Trường hợp hợp nhất theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này mà trong đó có doanh nghiệp có vốn Nhà nước tham gia hợp nhất, và sau hợp nhất, phần vốn của Nhà nước chiếm từ 80% trở lên vốn điều lệ tại công ty hợp nhất, thì điều kiện niêm yết thực hiện theo các quy định liên quan tại các khoản 1, 2, 3 Điều này, ngoại trừ điều kiện về cơ cấu cổ đông quy định tại điểm d khoản 1 Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.

    5. Công ty trong diện hủy niêm yết bắt buộc theo quy định tại các điểm h, k, l, m khoản 1 Điều 60 Nghị định 58/2012/NĐ-CP tham gia vào quá trình hợp nhất thì công ty hình thành sau khi hợp nhất được đăng ký niêm yết khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện niêm yết chứng khoán tại SGDCK theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP và khoản 15 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP.

    6. Việc niêm yết trái phiếu của công ty hợp nhất thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP; việc niêm yết chứng chỉ quỹ của quỹ đại chúng sau khi nhận hợp nhất quỹ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP đã được sửa đổi tại khoản 15 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP.

    7. Các tiêu chí về điều kiện niêm yết được xem xét theo quy định tại Điều 4 Quy chế này.

    Theo đó, điều kiện niêm yết chứng khoán của công ty hình thành sau quá trình hợp nhất tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh là:

    - Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 120 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

    - Công khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc), Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan;

    - Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất ba trăm (300) cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ, trừ trường hợp doanh nghiệp Nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;

    - Cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc), và Kế toán trưởng của công ty; cổ đông lớn là người có liên quan với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ;

    - Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định.

    Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán của công ty hình thành sau quá trình hợp nhất tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh?

    Tại Điều 9 Quy chế niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 85/QĐ-SGDHCM năm 2018 có quy định về hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán của công ty hình thành sau quá trình hợp nhất tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh như sau:

    Hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của công ty hợp nhất thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư số 202/2015/TT-BTC đã được sửa đổi tại điểm a khoản 6 Điều 1 Thông tư số 29/2017/TT-BTC và các tài liệu theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy chế này.

    saved-content
    unsaved-content
    41