Loading


Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng có nhiệm vụ và quyền hạn của là gì?

Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng có nhiệm vụ và quyền hạn của là gì?

Nội dung chính

    Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng là gì?

    Căn cứ Điều 2 Quyết định 512/QĐ-TTg năm 2021 thì Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

    (1) Nhiệm vụ:

    - Kiểm tra công tác nghiệm thu bao gồm: định kỳ hoặc đột xuất trong quá trình thi công xây dựng; tại các giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng và khihoàn thành thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình để đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định tại Điều 6 Quyết định 512/QĐ-TTg năm 2021;

    - Báo cáo Thủ tướng Chính phủ định kỳ hàng năm về kết quả hoạt động của Hội đồng, tình hình triển khai thi công xây dựng, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng; báo cáo đột xuất về những vấn đề kỹ thuật phát sinh, các khó khăn, vướng mắc, bất cập vượt thẩm quyền cần có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;

    - Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục các công trình Hội đồng tổ chức kiểm tra hàng năm;

    - Ban hành quy chế hoạt động làm cơ sở để triển khai các công việc của Hội đồng và các tổ chức, cá nhân giúp việc cho Hội đồng;

    - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.

    (2) Quyền hạn:

    - Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu và các cơ quan, tổ chức có liên quan báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho hoạt động của Hội đồng;

    - Chủ trì hoặc yêu cầu chủ đầu tư, các cơ quan, tổ chức liên quan giải quyết các vấn đề tồn tại hoặc xử lý các vấn đề kỹ thuật phát sinh được Hội đồng phát hiện trong quá trình kiểm tra công trình;

    - Yêu cầu chủ đầu tư tạm dừng thi công đối với các tổ chức, cá nhân liên quan khi phát hiện chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn, có nguy cơ xảy ra sự cố công trình xây dựng; đình chỉ tham gia xây dựng công trình đối với cá nhân liên quan không đáp ứng điều kiện hành nghề theo quy định;

    - Kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng công trình;

    - Yêu cầu chủ đầu tư tổ chức lựa chọn các tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài có chuyên môn, kinh nghiệm và năng lực phù hợp theo quy định của pháp luật để tư vấn, giải quyết các vấn đề kỹ thuật phát sinh hoặc kiểm định chất lượng công trình.

    Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng có nhiệm vụ và quyền hạn của là gì?

    Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng có nhiệm vụ và quyền hạn của là gì? (Hình từ Internet)

    Nguyên tắc, chế độ làm việc của Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng

    Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng làm việc theo nguyên tắc và ché độ theo quy định tại Điều 5 Quyết định 512/QĐ-TTg năm 2021, như sau:

    - Đảm bảo sự độc lập khách quan, tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình và các pháp luật khác liên quan trong quá trình kiểm tra.

    - Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng.

    - Phiên họp Hội đồng về chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư và phiên họp về các kết luận quan trọng do Chủ tịch Hội đồng quyết định theo nguyên tắc như sau:

    + Các thành viên Hội đồng có trách nhiệm tham dự, trường hợp thành viên Hội đồng không thể tham dự thì phải ủy quyền cho người đại diện có thẩm quyền tham dự. Phiên họp được tổ chức khi có trên 50% số thành viên tham dự (kể cả người được ủy quyền);

    + Ý kiến các thành viên Hội đồng được thể hiện bng phiếu ý kiến. Kết luận của Hội đồng tại các phiên họp này phải được ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng thông qua. Trường hợp không đạt được tỷ lệ đồng thuận theo quy định thì Chủ tịch Hội đồng tổng hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

    - Kết luận của Hội đồng căn cứ vào kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư và của các nhà thầu có liên quan, ý kiến đánh giá chuyên môn của Tổ chuyên gia, tổ chức tư vấn, Cơ quan Thường trực Hội đồng, Cơ quan chuyên môn có liên quan, ý kiến của các thành viên Hội đồng.

    Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về các kết luận và quyết định của Hội đồng.

    Chi phí hoạt động của Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng

    Theo Điều 9 Quyết định 512/QĐ-TTg năm 2021 quy định về Chi phí hoạt động của Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng như sau:

    - Chi phí hoạt động của Hội đồng bao gồm:

    + Chi phí cho các hoạt động kiểm tra chất lượng công trình, kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình;

    + Chi phí phụ cấp cho các thành viên của Hội đồng, Cơ quan Thường trực Hội đồng;

    + Chi phí thuê cá nhân, tổ chức tư vấn trong nước và nước ngoài để thực hiện các công việc Hội đồng giao;

    + Chi phí mua tài liệu kỹ thuật; chi phí khảo sát, kiểm tra chất lượng sản phẩm, tham gia kiểm tra, chứng kiến công tác thí nghiệm, kiểm định các sản phẩm sản xuất tại nước ngoài, học tập kinh nghiệm trong nước và nước ngoài; chi phí phổ biến, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng;

    + Chi phí văn phòng phẩm, chi phí liên lạc, chi phí trang thiết bị văn phòng và chi phí đi lại;

    + Chi phí cho các hoạt động khác của Hội đồng.

    - Chi phí cho hoạt động của Hội đồng được lấy từ kinh phí ngân sách chi thường xuyên và kinh phí dự trù trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình. Chủ đầu tư có trách nhiệm bố trí kinh phí, phê duyệt dự toán, quyết toán và thanh toán chi phí của Hội đồng. Cơ quan Thường trực Hội đồng có trách nhiệm lập dự toán và thanh, quyết toán cho các hoạt động của Hội đồng đối với từng công trình.

    saved-content
    unsaved-content
    85