Loading

16:07 - 12/11/2024

Hội là gì? Quyền của hội theo Nghị định 126 từ ngày 26/11/2024

Hội được giải thích như thế nào? Quyền của hội theo Nghị định 126 từ ngày 26/11/2024 ra sao?

Nội dung chính

    Hội là gì?

    Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 126/2024/NĐ-CP về giải thích từ ngữ quy định như sau:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    1. Hội là tổ chức tự nguyện của tổ chức, công dân Việt Nam cùng lĩnh vực, ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
    ...

    Như vậy, theo quy định có thể giải thích hội là gì như sau:

    - Hội là một tổ chức tự nguyện, quy tụ các tổ chức hoặc công dân Việt Nam có cùng lĩnh vực hoạt động, ngành nghề, sở thích hoặc giới tính.

    - Hội được thành lập với mục đích tập hợp và đoàn kết các hội viên, tổ chức hoạt động thường xuyên và không nhằm mục tiêu lợi nhuận. Những hoạt động của hội không chỉ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội và hội viên mà còn hướng đến lợi ích của cộng đồng.

    Hội là gì? Quyền của hội theo Nghị định 126 từ ngày 26/11/2024

    Hội là gì? Quyền của hội theo Nghị định 126 từ ngày 26/11/2024 (Hình từ Internet)

    Quyền của hội từ ngày 26/11/2024

    Căn cứ Điều 23 Nghị định 126/2024/NĐ-CP về quyền của hội quy định như sau:

    Quyền của hội
    1. Tổ chức, hoạt động theo điều lệ hội đã được phê duyệt.
    2. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của hội. Được cung cấp thông tin, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
    3. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của hội.
    4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên và cộng đồng phù hợp với tôn chỉ, mục đích của hội.
    5. Tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của hội.
    6. Phổ biến, bồi dưỡng kiến thức cho hội viên; cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo quy định của pháp luật.
    7. Tham gia các chương trình, dự án, đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, các hoạt động tư vấn, phản biện chính sách theo đề nghị của cơ quan nhà nước; tham gia cung cấp dịch vụ công, tổ chức dạy nghề, truyền nghề theo quy định của pháp luật.
    8. Hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh được đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với nơi đặt trụ sở của hội theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định này và có thể đặt văn phòng đại diện tại nước ngoài.
    9. Thành lập và quản lý chặt chẽ tổ chức thuộc hội theo quy định của pháp luật và điều lệ hội phù hợp với tôn chỉ, mục đích và lĩnh vực hoạt động của hội.
    10. Được tham gia ý kiến trong xây dựng cơ chế, chính sách liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và lĩnh vực hoạt động của hội. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển hội và lĩnh vực hội hoạt động. Được tham gia tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và được cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ khác liên quan đến lĩnh vực hoạt động của hội khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
    11. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của hội.
    12. Thu hội phí của hội viên và hoạt động tạo nguồn thu từ kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
    13. Được tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn tài trợ, viện trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật, gắn với tôn chỉ, mục đích hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của hội.
    14. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước giao (nếu có).
    15. Hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật sau khi có ý kiến thống nhất của cấp có thẩm quyền và các cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế.
    16. Khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật và điều lệ hội.
    17. Hòa giải tranh chấp, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến hội.
    18. Quyền khác theo quy định của pháp luật.

    Theo đó, từ ngày 26/11/2024 các quyền của hội cơ bản theo quy định nêu trên.

    Nghị định 126/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/11/2024.

    XEM THÊM: Điều kiện tổ chức đại hội trong tổ chức của hội từ ngày 26/11/2024 được quy định như thế nào?

    saved-content
    unsaved-content
    47