Loading


Khi bồi dưỡng kiến thức để hành nghề môi giới bất động sản có học chuyên đề về phòng chống rửa tiền không?

Khi kinh doanh bất động sản, có các dấu hiệu đáng ngờ nào liên quan đến rửa tiền? Khi hành nghề môi giới bất động sản, có học chuyên đề về phòng chống rửa tiền không?

Nội dung chính

    Khi kinh doanh bất động sản, có các dấu hiệu đáng ngờ nào liên quan đến rửa tiền?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 về các dấu hiệu đáng ngờ cơ quan liên quan đến hành vi rửa tiền bao gồm:

    - Khách hàng từ chối hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ: Khách hàng từ chối cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không chính xác, không đầy đủ, hoặc thông tin không nhất quán.

    - Khách hàng yêu cầu không báo cáo giao dịch: Khách hàng cố gắng thuyết phục người tiếp nhận không báo cáo giao dịch cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    - Khó xác định khách hàng: Không thể xác minh thông tin khách hàng hoặc giao dịch liên quan đến một bên mà không thể xác định được danh tính.

    - Số điện thoại không thể liên lạc được: Số điện thoại mà khách hàng cung cấp không thể liên lạc được, hoặc sau khi mở tài khoản hoặc thực hiện giao dịch, số điện thoại này không tồn tại.

    - Giao dịch liên quan đến tổ chức/cá nhân trong Danh sách cảnh báo: Giao dịch thực hiện theo lệnh hoặc ủy quyền của tổ chức hoặc cá nhân có tên trong Danh sách cảnh báo.

    - Giao dịch có dấu hiệu liên quan đến hoạt động phạm tội: Thông qua thông tin nhận biết khách hàng hoặc phân tích cơ sở kinh tế, pháp lý của giao dịch, có thể xác định mối liên hệ giữa các bên tham gia giao dịch với các hoạt động phạm tội hoặc với tổ chức, cá nhân trong - Danh sách cảnh báo.

    + Giao dịch có số tiền lớn không hợp lý: Tổ chức hoặc cá nhân tham gia giao dịch với số tiền lớn không phù hợp với hoạt động kinh doanh hoặc thu nhập của họ.

    + Khách hàng yêu cầu giao dịch không đúng quy trình: Khách hàng yêu cầu thực hiện giao dịch không đúng quy trình, thủ tục pháp lý.

    Ngoài các dấu hiệu đáng ngờ cơ bản như trên, hành vi rửa tiền liên quan đến kinh doanh bất động sản còn có các dấu hiệu đáng ngờ theo quy định tại Điều 33 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 như sau:

    - Giao dịch bất động sản ủy quyền không có cơ sở pháp lý: Các giao dịch bất động sản được thực hiện theo hình thức ủy quyền nhưng không có đủ các văn bản pháp lý hợp lệ.

    - Khách hàng không quan tâm đến giá cả và phí giao dịch: Khách hàng không chú ý đến giá bất động sản hoặc các khoản phí cần phải trả trong giao dịch.

    - Khách hàng thiếu thông tin về bất động sản hoặc không cung cấp thông tin cá nhân: Khách hàng không thể cung cấp thông tin đầy đủ về bất động sản, hoặc không muốn chia sẻ thông tin liên quan đến bản thân.

    - Giá giao dịch không hợp lý so với thị trường: Mức giá giao dịch giữa các bên không phù hợp với giá trị thực tế của bất động sản trên thị trường.

    Khi bồi dưỡng kiến thức để hành nghề môi giới bất động sản, có học chuyên đề về phòng chống rửa tiền không?

    Khi bồi dưỡng kiến thức để hành nghề môi giới bất động sản có học chuyên đề về phòng chống rửa tiền không? (Hình từ Internet)

    Khi bồi dưỡng kiến thức để hành nghề môi giới bất động sản, có học chuyên đề về phòng chống rửa tiền không?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 04/2024/TT-BXD về các chuyên đề và nội dung của kiến thức cơ sở khi học để thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản như sau:

    Kiến thức cơ sở
    Kiến thức cơ sở về môi giới bất động sản có tổng thời lượng là 32 tiết học, bao gồm các chuyên đề và nội dung sau đây:
    8. Chuyên đề 8: Các quy định pháp luật về thuế, phí, lệ phí liên quan đến kinh doanh bất động sản, trong đó có một số nội dung chính như sau:
    a) Các quy định pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản;
    b) Các loại thuế phải đóng khi thực hiện giao dịch bất động sản.
    9. Chuyên đề 9: Các quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền liên quan đến kinh doanh bất động sản, trong đó có một số nội dung chính như sau:
    a) Các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản;
    b) Các phương thức, thủ đoạn rửa tiền thường gặp trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản;
    c) Các biện pháp phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản;
    d) Các giao dịch đáng ngờ và cách nhận biết giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản;
    đ) Hướng dẫn về báo cáo, cung cấp và lưu trữ thông tin.

    Như vậy, khi bồi dưỡng kiến thức để hành nghề môi giới bất động sản thì sẽ được học các chuyên đề liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Trong đó, chuyên đề 9 sẽ học về pháp luật về phòng chống rửa tiền liên quan đến kinh doanh bất động sản có các nội dung được quy định như trên.

    Khi nào thì đạt yêu cầu cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản?

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 96/2024/NĐ-CP về cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản như sau:

    Cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản
    1. Người dự thi sát hạch đạt điểm thi theo quy định tại Điều 28 và có đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 26 của Nghị định này thì được cấp chứng chỉ.

    Dẫn chiếu đến Điều 28 Nghị định 96/2024/NĐ-CP về bài thi đạt yêu cầu như sau:

    Bài thi đạt yêu cầu
    1. Bài thi đạt yêu cầu là bài thi có kết quả như sau:
    a) Bài thi phần kiến thức cơ sở đạt từ 70 điểm trở lên (thang điểm 100);
    b) Bài thi phần kiến thức chuyên môn đạt từ 70 điểm trở lên (thang điểm 100).
    2. Thí sinh có bài thi đạt yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều này là đủ điều kiện được cấp chứng chỉ.

    Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 26 Nghị định 96/2024/NĐ-CP về hồ sơ khi đăng ký thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản như sau:

    Hồ sơ đăng ký dự thi gồm
    1. 01 Đơn đăng ký dự thi có dán ảnh mẫu cỡ 4x6cm chụp trong thời gian 06 tháng tính đến ngày đăng ký dự thi (theo mẫu tại Phụ lục XXI của Nghị định này).
    2. 01 Bản sao chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Thẻ căn cước theo quy định của pháp luật về căn cước; giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận là người gốc Việt Nam theo quy định của pháp luật quốc tịch hoặc hộ chiếu (hoặc bản sao có bản chính để đối chiếu).
    3. 01 Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa học về đào tạo bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản.
    4. Bản sao chứng thực bằng tốt nghiệp từ trung học phổ thông (hoặc tương đương) trở lên.
    5. 02 ảnh mẫu cỡ 4x6cm chụp trong thời gian 06 tháng tính đến ngày đăng ký dự thi, 02 phong bì có dán tem ghi rõ họ tên, số điện thoại, địa chỉ người nhận.
    6. Bản sao và bản dịch có chứng thực chứng chỉ do nước ngoài cấp (đối với người nước ngoài và người Việt Nam có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản do nước ngoài cấp đang còn giá trị).

    Như vậy, để được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản thì người dự thi sát hạch phải phải đạt tối thiểu đồng thời cả 2 bài thi là 70/100 điểm đối với bài thi kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên môn. Đồng thời người dự thi đó phải có đủ hồ sơ theo quy định như trên.

    saved-content
    unsaved-content
    65