Loading


Khi tuần tra và kiểm soát, Cảnh sát giao thông được trang bị những loại vũ khí và công cụ hỗ trợ nào?

Khi tuần tra và kiểm soát, Cảnh sát giao thông được trang bị những loại vũ khí và công cụ hỗ trợ nào? Phương tiện giao thông của cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát gồm những gì?

Nội dung chính

    Cảnh sát giao thông được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ nào khi tuần tra, kiểm soát?

    Căn cứ khoản 3 Điều 13 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định trang phục, trang bị phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và vũ khí, công cụ hỗ trợ của Cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát:

    Trang phục; trang bị phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và vũ khí, công cụ hỗ trợ của Cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát

    ...

    3. Vũ khí, công cụ hỗ trợ, gồm: Súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn điện, súng bắn lưới, súng bắn đạn cao su, súng bắn đạn cay, súng bắn đạn đánh dấu, bình xịt cay, dùi cui điện, áo giáp, khóa số 8, gậy chỉ huy giao thông.

    ...

    Như vậy, cảnh sát giao thông được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ khi tuần tra, kiểm soát, bao gồm:

    - Súng ngắn

    - Súng trường

    - Súng tiểu liên

    - Súng bắn điện

    - Súng bắn lưới

    - Súng bắn đạn cao su

    - Súng bắn đạn cay

    - Súng bắn đạn đánh dấu

    - Bình xịt cay

    - Dùi cui điện

    - Áo giáp

    - Khóa số 8

    - Gậy chỉ huy giao thông.

    Cảnh sát giao thông được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ nào khi tuần tra, kiểm soát? (Hình từ Internet)

    Phương tiện giao thông của cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát gồm những gì?

    Căn cứ khoản 2 Điều 13 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định phương tiện giao thông của cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát gồm các loại xe sau:

    (1) Xe ô tô, mô tô tuần tra, kiểm soát (màu sơn trắng); xe chuyên dùng: Có dòng chữ Cảnh sát giao thông song ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh), lắp đặt đèn, cờ hiệu Công an, còi phát tín hiệu ưu tiên theo quy định của pháp luật;

    (2) Xe ô tô tuần tra, kiểm soát:

    - Hai bên thành xe có vạch sơn phản quang màu xanh nước biển, ở giữa có dòng chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” màu trắng (bằng chất liệu phản quang), kích thước chữ 10cm x 10cm, nét chữ 03cm, cân đối hai bên thành xe;

    - Hai bên cánh cửa phía trước có dòng chữ “TRAFFIC POLICE” màu xanh (bằng chất liệu phản quang), kích thước khổ chữ tối đa bằng hai phần ba khổ chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” và hình phù hiệu Cảnh sát giao thông ở giữa hai chữ “TRAFFIC” và “POLICE”.

    - Tuỳ từng loại xe được bố trí khoảng cách giữa các chữ, các từ cho cân đối và phù hợp;

    (3) Xe mô tô tuần tra, kiểm soát

    - Hai bên bình xăng hoặc hai bên sườn hoặc ở hai bên cốp xe, bên trên có dòng chữ “C.S.G.T”, bên dưới có dòng chữ “TRAFFIC POLICE” màu xanh (bằng chất liệu phản quang);

    - Kích thước khổ chữ “TRAFFIC POLICE” tối đa bằng hai phần ba khổ chữ “C.S.G.T”.

    - Tuỳ từng loại xe được bố trí kích thước chữ và khoảng cách giữa các chữ cho cân đối và phù hợp;

    (4) Xe chuyên dùng

    - Hai bên thành thùng hoặc sườn xe có dòng chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” bằng chất liệu phản quang, kích thước chữ 10cm x 10cm, nét chữ 03cm;

    - Hai bên cánh cửa phía trước có dòng chữ “TRAFFIC POLICE” bằng chất liệu phản quang, kích thước khổ chữ tối đa bằng hai phần ba khổ chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” và hình phù hiệu Cảnh sát giao thông ở giữa hai chữ “TRAFFIC” và “POLICE”.

    - Tuỳ từng loại xe, màu sơn của xe được bố trí khoảng cách giữa các chữ, các từ, màu của chữ (trắng hoặc xanh) cho cân đối và phù hợp;

    (5) Còi phát tín hiệu ưu tiên được sử dụng theo quy định của pháp luật.

    (6) Đèn phát tín hiệu ưu tiên được sử dụng liên tục trong các trường hợp sau:

    + Tuần tra, kiểm soát cơ động; 

    + Kiểm soát tại một điểm vào buổi tối, ban đêm hoặc ban ngày trong điều kiện thời tiết sương mù, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.

    Cảnh sát giao thông thực hiện tuần tra nhằm mục đích gì?

    Tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định cảnh sát giao thông thực hiện tuần tra nhằm các mục đích sau:

    - Quan sát, nắm tình hình trật tự, an toàn giao thông trên tuyến giao thông đường bộ;

    - Phòng ngừa vi phạm, tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông; 

    - Duy trì trật tự, an toàn giao thông đường bộ;

    - Phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và vi phạm pháp luật khác theo quy định;

    - Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, an ninh, trật tự trên tuyến giao thông đường bộ;

    - Giúp đỡ, hỗ trợ người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi cần thiết;

    - Thực hiện các nội dung công tác khác được cấp có thẩm quyền giao theo quy định.

    saved-content
    unsaved-content
    24