Loading


Kiểm tra việc thực hiện văn bản của kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào?

Tôi có thắc mắc như sau. Kiểm tra việc thực hiện văn bản của kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào nói về điều này?

Nội dung chính

    Kiểm tra việc thực hiện văn bản của kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào?

    Kiểm tra việc thực hiện văn bản của kiểm toán nhà nước được quy định từ Điều 36 đến Điều 39 Quy chế làm việc của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1278/QĐ-KTNN năm 2016 như sau:

    Điều 36. Phạm vi và đối tượng kiểm tra
    1. Phạm vi: Kiểm tra việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của KTNN.
    2. Đối tượng: Các đơn vị thuộc KTNN.
    Điều 37. Thẩm quyền kiểm tra
    1. Kiểm tra của Lãnh đạo KTNN:
    a) Tổng KTNN kiểm tra việc thực hiện văn bản trong mọi hoạt động của các đơn vị trực thuộc trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
    b) Phó Tổng KTNN kiểm tra việc thực hiện văn bản trong hoạt động của các đơn vị được Tổng KTNN phân công phụ trách.
    2. Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm tự kiểm tra việc thực hiện văn bản trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị.
    Điều 38. Hình thức kiểm tra
    1. Tự kiểm tra việc thực hiện văn bản do Thủ trưởng đơn vị trực thuộc KTNN tổ chức.
    2. Kiểm tra của KTNN được tiến hành thông qua các hình thức sau đây:
    a) Thành lập các đoàn kiểm tra để kiểm tra trực tiếp tại đơn vị để nắm bắt tình hình khi cần thiết hoặc kiểm tra việc thi hành các văn bản trong từng lĩnh vực, từng công việc cần tập trung chỉ đạo trong từng thời kỳ.
    b) Yêu cầu các báo cáo bằng văn bản về tình hình và kết quả thực hiện các văn bản gắn với công việc cụ thể được giao.
    c) Kiểm tra thông qua tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết.
    d) Hình thức khác do Tổng KTNN quyết định.
    Điều 39. Trách nhiệm trong công tác kiểm tra thực hiện văn bản
    1. Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm thường xuyên tổ chức tự kiểm tra việc thi hành các văn bản, công việc được giao tại đơn vị, phát hiện vướng mắc, đề xuất biện pháp xử lý kịp thời và báo cáo Tổng KTNN tình hình thực hiện các văn bản, các công việc được giao theo thẩm quyền; đồng thời gửi về Vụ Pháp chế để theo dõi, tổng hợp.
    2. Vụ Pháp chế là đơn vị chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan tham mưu giúp Lãnh đạo KTNN kiểm tra việc thực hiện văn bản theo quy định tại khoản 1, Điều 37 Quy chế này và theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, yêu cầu báo cáo về việc thực hiện trách nhiệm tự kiểm tra tại các đơn vị trực thuộc KTNN quy định tại khoản 2, Điều 37 Quy chế này.

    Trên đây là nội dung quy định về kiểm tra việc thực hiện văn bản của kiểm toán nhà nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1278/QĐ-KTNN năm 2016

    saved-content
    unsaved-content
    22