Loading


Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người

Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người. Việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện ra sao?

Nội dung chính

    Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người

    Căn cứ khoản 3 Điều 82 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

    Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người, không còn khả năng tiếp tục sử dụng
    ...
    3. Các trường hợp thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người hoặc không còn khả năng tiếp tục sử dụng bao gồm:
    a) Đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; đất khác trong khu vực bị ô nhiễm môi trường không còn khả năng tiếp tục sử dụng theo mục đích đã xác định;
    b) Đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người; đất khác bị sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác mà không còn khả năng tiếp tục sử dụng.

    Cạnh đó, tại khoản 3, khoản 4 Điều 7 Nghị định 88/2024/NĐ-CP quy định:

    Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đối với các trường hợp đặc biệt
    ...
    3. Đối với trường hợp thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người hoặc không còn khả năng tiếp tục sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 82 của Luật Đất đai thì hộ gia đình, cá nhân được bồi thường theo quy định tại các Điều 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 và 17 của Nghị định này.
    4. Kinh phí bồi thường, hỗ trợ đối với các trường hợp tại khoản 3 Điều này được thực hiện như sau:
    a) Ngân sách nhà nước chi trả trong trường hợp thu hồi đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người; đất khác bị sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác mà không còn khả năng tiếp tục sử dụng quy định tại điểm b khoản 3 Điều 82 của Luật Đất đai;
    b) Tổ chức, cá nhân gây ra ô nhiễm môi trường chi trả trong trường hợp thu hồi đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người, đất khác trong khu vực bị ô nhiễm môi trường không còn khả năng tiếp tục sử dụng theo mục đích đã xác định. Trường hợp tổ chức đã giải thể, phá sản thì tiền bồi thường, hỗ trợ do ngân sách nhà nước chi trả.

    Theo đó, Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người được thực hiện như sau:

    - Ngân sách nhà nước chi trả trong trường hợp thu hồi đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người; đất khác bị sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác mà không còn khả năng tiếp tục sử dụng.

    - Tổ chức, cá nhân gây ra ô nhiễm môi trường chi trả trong trường hợp thu hồi đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người, đất khác trong khu vực bị ô nhiễm môi trường không còn khả năng tiếp tục sử dụng theo mục đích đã xác định. Trường hợp tổ chức đã giải thể, phá sản thì tiền bồi thường, hỗ trợ do ngân sách nhà nước chi trả.

    Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người

    Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người  (Hình từ Internet) 

    Nội dung phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư?

    Nội dung phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 88/2024/NĐ-CP bao gồm:

    - Tổng diện tích đất thu hồi (tổng hợp các phương án chi tiết tại khoản 2 Điều này), diện tích từng loại đất thu hồi;

    - Tổng số người có đất thu hồi;

    - Phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm (nếu có);

    - Phương án bố trí tái định cư: số hộ gia đình, cá nhân được bố trí tái định cư, các khu tái định cư, địa điểm khu tái định cư, hình thức tái định cư (bằng đất, bằng nhà ở) (nếu có);

    - Phương án di dời mồ mả trong phạm vi đất thu hồi (nếu có);

    - Phương án di chuyển các công trình hạ tầng trong phạm vi đất thu hồi (nếu có);

    - Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bao gồm: tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; chi phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và chi phí khác;

    - Tiến độ thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

    - Phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với từng người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản;

    - Các nội dung khác liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếu có).

    Việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện ra sao?

    Việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện theo khoản 3 Điều 94 Luật Đất đai 2024 như sau:

    - Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có hiệu lực thi hành, cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản;

    - Trường hợp cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện bồi thường chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019 tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả.

    Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có trách nhiệm phê duyệt phương án chi trả bồi thường chậm cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản. Kinh phí chi trả bồi thường chậm được bố trí từ ngân sách của cấp phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

    saved-content
    unsaved-content
    47