Loading


Lập và quản lý sử dụng hồ sơ trong giai đoạn khai thác bảo trì công trình đường bộ được quy định ra sao?

Quy định về việc lập và quản lý sử dụng hồ sơ trong giai đoạn khai thác bảo trì công trình đường bộ được thực hiện như thế nào?

Nội dung chính

    Lập và quản lý sử dụng hồ sơ trong giai đoạn khai thác bảo trì công trình đường bộ được quy định ra sao?

    Lập, quản lý, sử dụng hồ sơ trong giai đoạn khai thác bảo trì công trình đường bộ được quy định tại Điều 13 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT quy định về quản lý vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo đó: 

    - Trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình

    + Kiểm tra các nhà thầu thực hiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 13 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT;

    + Lưu trữ, sử dụng các hồ sơ tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 11 của Thông tư 37/2018/TT-BGTVT.

    - Trách nhiệm của nhà thầu quản lý, vận hành khai thác và bảo dưỡng công trình

    + Lập, quản lý, cập nhật hồ sơ lý lịch cầu, hầm, hồ sơ đăng ký đường bộ; cập nhật, bổ sung tình trạng thay đổi công trình cầu, hầm, đường bộ vào hồ sơ lý lịch cầu, hầm và hồ sơ đăng ký đường bộ;

    + Lập bình đồ duỗi thẳng để theo dõi tình trạng đường bộ; thống kê các yếu tố hình học, cấp đường, các công trình đường bộ, các vị trí biển báo và các nội dung có thay đổi trong quá trình quản lý khai thác; hành lang an toàn đường bộ; định kỳ 03 tháng cập nhật, bổ sung các phát sinh về tình hình vi phạm, xử lý vi phạm, giải tỏa, tháo dỡ công trình vi phạm hành lang an toàn đường bộ và đất của đường bộ; lập hồ sơ quản lý vị trí đấu nối và các công trình thiết yếu trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ;

    + Ghi nhật ký tuần đường (đối với đường và cầu, cống); ghi sổ hoặc nhật trình khai thác hầm, bến phà, cầu phao, cầu quay, cầu cất và các công trình đặc thù khác;

    + Lập báo cáo tình hình quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ;

    + Lập, quản lý và sử dụng các hồ sơ tài liệu khác theo quy định của tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo trì và quy trình bảo trì được duyệt;

    + Lập và cập nhật cơ sở dữ liệu đường bộ, cơ sở dữ liệu cầu, lịch sử bảo trì (sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất, thay thế bộ phận, hạng mục, kết cấu, thiết bị và các hoạt động khác) vào hồ sơ quản lý công trình đường bộ;

    + Các tài liệu từ điểm a đến điểm e khoản này được lưu trữ trên giấy và trong các tập tin điện tử; đồng thời phải gửi các tài liệu quy định tại các điểm a, b, d, đ và e khoản này cho cơ quan quản lý đường bộ, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đường bộ.

    - Trách nhiệm của các nhà thầu khác

    + Nhà thầu khảo sát thiết kế, nhà thầu thi công sửa chữa công trình đường bộ có trách nhiệm lập nhiệm vụ khảo sát, thiết kế, hồ sơ khảo sát, thiết kế, bản vẽ hoàn công và thực hiện các nội dung khác theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng và chất lượng công trình;

    + Nhà thầu kiểm định, kiểm tra, quan trắc công trình có trách nhiệm thực hiện các công việc theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 4 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT và pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng và chất lượng công trình.

    Trên đây là tư vấn về lập, quản lý, sử dụng hồ sơ trong giai đoạn khai thác bảo trì công trình đường bộ.

    saved-content
    unsaved-content
    30
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ