Liên hệ với Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Sóc Trăng qua số điện thoại nào? Địa chỉ Văn phòng ở đâu?
Nội dung chính
Liên hệ với Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Sóc Trăng qua số điện thoại nào? Địa chỉ Văn phòng ở đâu?
Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Sóc Trăng là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng. Văn phòng có chức năng thực hiện các nhiệm vụ về đăng ký đất đai, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh.
Văn phòng Đăng ký Đất đai tỉnh Sóc Trăng gồm các phòng chuyên môn tại trụ sở chính và các Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai đặt tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh để phục vụ nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.
Theo đó, người dân có thể liên hệ với Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Sóc Trăng qua số điện thoại: 02993 612 828
Địa chỉ: 18 Hùng Vương, Phường 6, Thành phố Sóc Trăng, Sóc Trăng.
Liên hệ với Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Sóc Trăng qua số điện thoại nào? Địa chỉ Văn phòng ở đâu? (Ảnh từ Internet)
Thời gian trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về đất đai được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 12 Nghị định 102/2024/NĐ-CP như sau:
Quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính
...
3. Việc trả kết quả giải quyết thủ tục cho tổ chức, cá nhân phải bảo đảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính quy định tại Nghị định này.
a) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời gian tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo chuyển đến bộ phận Một cửa; trong thời gian không quá 01 ngày làm việc, bộ phận Một cửa thông báo cho người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;
b) Trường hợp chậm trả kết quả giải quyết hồ sơ theo quy định về thời gian giải quyết thủ tục hành chính thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi thông báo bằng văn bản hoặc qua phương thức điện tử hoặc qua tin nhắn SMS cho người nộp hồ sơ, trong đó nêu rõ lý do;
c) Trường hợp người nộp hồ sơ nộp bản sao hoặc bản số hóa từ bản chính các loại giấy tờ thì khi nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nộp hồ sơ phải nộp bản chính các giấy tờ thuộc thành phần hồ sơ theo quy định trong trường hợp yêu cầu phải nộp bản chính, trừ các giấy tờ là quyết định phê duyệt dự án đầu tư, quyết định đầu tư, giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư.
4. Căn cứ điều kiện cụ thể tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cơ quan tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định và quy chế tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, thời gian thực hiện các bước công việc trong trình tự, thủ tục hành chính về đất đai của từng cơ quan, đơn vị có liên quan; việc thực hiện đồng thời các thủ tục hành chính (nếu có); việc giải quyết liên thông giữa các cơ quan có liên quan theo cơ chế một cửa bảo đảm thời gian theo quy định của pháp luật; công khai các thủ tục hành chính và việc lựa chọn địa điểm nộp hồ sơ bảo đảm tiết kiệm thời gian, chi phí của tổ chức, cá nhân, cơ quan có thẩm quyền trong giải quyết thủ tục hành chính nhưng không quá tổng thời gian thực hiện các thủ tục theo quy định tại Nghị định này.
Như vậy, việc trả kết quả giải quyết thủ tục cho tổ chức, cá nhân phải bảo đảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính được quy định như trên.
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 102/2024/NĐ-CP như sau:
Văn phòng đăng ký đất đai
...
2. Nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký đất đai
a) Thực hiện đăng ký đất đai đối với đất được Nhà nước giao quản lý, đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
b) Thực hiện đăng ký biến động đối với đất được Nhà nước giao quản lý, đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
c) Thực hiện đo đạc, chỉnh lý, lập bản đồ địa chính, trích lục bản đồ địa chính; cấp, đính chính, thu hồi, hủy giấy chứng nhận, hủy kết quả đăng ký biến động trên giấy chứng nhận;
d) Kiểm tra mảnh trích đo bản đồ địa chính thửa đất; kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất do tổ chức, cá nhân cung cấp phục vụ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;
đ) Lập, chỉnh lý, cập nhật, lưu trữ và quản lý hồ sơ địa chính; tiếp nhận, quản lý việc sử dụng mẫu Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật;
e) Cập nhật, chỉnh lý, đồng bộ hóa, khai thác dữ liệu đất đai; xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin đất đai theo quy định của pháp luật;
g) Thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
h) Thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật;
i) Cung cấp hồ sơ, bản đồ, thông tin, số liệu đất đai, tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
k) Thực hiện thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật và các khoản thu từ dịch vụ công về đất đai quy định tại Điều 154 Luật Đất đai;
l) Thực hiện các dịch vụ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực theo quy định của pháp luật;
m) Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Văn phòng đăng ký đất đai; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật về các lĩnh vực công tác được giao.
Như vậy, văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.