Loading


Luật sư có quyền từ chối tiếp tục thực hiện công việc với khách hàng trong trường hợp nào?

Luật sư có được từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc với khách hàng hay không? Sau khi từ chối tiếp tục vụ việc thì luật sư phải làm gì?

Nội dung chính

    Luật sư có được từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc với khách hàng hay không?

    Căn cứ Quy tắc 13 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 quy định về từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc của khách hàng như sau:

    Từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc của khách hàng
    13.1. Luật sư có thể từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc trong các trường hợp sau đây:
    13.1.1. Khách hàng đưa ra yêu cầu mới mà yêu cầu này không thuộc phạm vi hành nghề luật sư hoặc trái đạo đức, trái pháp luật;
    13.1.2. Khách hàng không chấp nhận ý kiến tư vấn giải quyết vụ việc đúng pháp luật, phù hợp với đạo đức do luật sư đưa ra, mặc dù luật sư đã cố gắng phân tích thuyết phục;
    13.1.3. Khách hàng vi phạm cam kết theo hợp đồng dịch vụ pháp lý mà các bên không thể thỏa thuận được hoặc quan hệ giữa luật sư với khách hàng bị tổn hại không phải do lỗi của luật sư;
    13.1.4. Có sự đe dọa hoặc áp lực về vật chất hoặc tinh thần từ khách hàng hoặc người khác buộc luật sư phải làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp;
    13.1.5. Có căn cứ xác định khách hàng đã lừa dối luật sư.
    13.2. Luật sư phải từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc trong các trường hợp sau đây:
    13.2.1. Có căn cứ xác định khách hàng sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư để thực hiện hành vi vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức;
    13.2.2. Phát hiện vụ việc thuộc trường hợp quy định tại Quy tắc 11;
    13.2.3. Các trường hợp phải từ chối do quy định của pháp luật hoặc trường hợp bất khả kháng.

    Như vậy, theo quy định trên thì luật sư có quyền từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc với khách hàng theo những quy định đã nêu trên. Trường hợp những luật sư biết vi phạm pháp luật nhưng vẫn tiếp tục cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng thì luật sư đó đã vi phạm đạo đức nghề luật.

    Luật sư có được từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc với khách hàng hay không? (Ảnh từ Internet)

    Sau khi từ chối tiếp tục vụ việc thì luật sư phải làm gì?

    Theo Quy tắc 14 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 quy định giải quyết khi luật sư đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý:

    Giải quyết khi luật sư đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý
    Khi đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý theo Quy tắc 13, luật sư cần có thái độ tôn trọng khách hàng, thông báo bằng văn bản cho khách hàng trong thời hạn hợp lý để khách hàng có điều kiện tìm luật sư khác, đồng thời giải quyết nhanh chóng các vấn đề liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết.

    Do đó, sau khi từ chối tiếp tục vụ việc với khách hàng thì luật sư cần thông báo văn bản cho khách hàng về việc mình đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý.

    Luật sư có được nhận vụ việc có xung đột về lợi ích hay không?

    Căn cứ Quy tắc 15 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 quy định:

    Xung đột về lợi ích

    15.1. Xung đột về lợi ích là trường hợp do ảnh hưởng từ quyền lợi của luật sư, nghĩa vụ của luật sư đối với khách hàng hiện tại, khách hàng cũ, bên thứ ba dẫn đến tình huống luật sư bị hạn chế hoặc có khả năng bị hạn chế trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng.

    Luật sư không được nhận hoặc thực hiện vụ việc trong trường hợp có xung đột về lợi ích, trừ trường hợp được phép theo quy định của pháp luật hoặc theo Quy tắc này.

    Như vậy, luật sư không được nhận hoặc thực hiện vụ việc trong trường hợp có xung đột về lợi ích, trừ trường hợp được phép theo quy định.

    saved-content
    unsaved-content
    80