Loading


Mang thai hộ khi nào bị xử phạt hành chính và khi nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Mang thai hộ thì có bị xử phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Văn bản nào quy định điều đó?

Nội dung chính

    Mang thai hộ khi nào bị xử phạt hành chính và khi nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

    (1) Mang thai hộ bị xử phạt hành chính

    Căn cứ Điều 60 Nghị định 82/2020/NĐ-CP có quy định về hành vi vi phạm quy định về sinh con như sau:

    1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, sinh sản vô tính, mang thai hộ vì mục đích thương mại.
    2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

    Như vậy, theo quy định như trên trường hợp mang thai hộ vì mục đích thương mại thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra người vi phạm còn bị buộc phải nộp lại số tiền có được do thực hiện hành vi này mà có.

    (2) Mang thai hộ bị truy cứu trách nhiệm hình sự

    Căn cứ Điều 187 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại như sau:

    1. Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
    a) Đối với 02 người trở lên;
    b) Phạm tội 02 lần trở lên;
    c) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;
    d) Tái phạm nguy hiểm.
    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    Như vậy, theo quy này chỉ người tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hình phạt đối với hành vi này tùy vào tính chất và mức độ vi phạm nhưng nhẹ nhất là phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    saved-content
    unsaved-content
    37