Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở cập nhật mới nhất năm 2025 là mẫu nào?
Nội dung chính
Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở cập nhật mới nhất năm 2025 là mẫu nào?
Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở mới nhất năm 2025 là mẫu số 23-DS tại Phụ lục được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP cụ thể là:
Xem chi tiết Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở cập nhật mới nhất năm 2025
Tải Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở cập nhật mới nhất năm 2025 Tại đây
Trường hợp nào hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở sẽ chấm dứt?
Khoản 2 Điều 180 Luật Nhà ở 2023 quy định như sau:
Cho mượn, cho ở nhờ nhà ở
1. Trường hợp cho mượn, cho ở nhờ nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất thì phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu nhà ở đó; trường hợp chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì có quyền cho mượn, cho ở nhờ phần nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ sở hữu chung khác. Bên cho mượn nhà ở có quyền đòi lại nhà ở, bên cho ở nhờ có quyền chấm dứt việc cho ở nhờ khi chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều này và theo thỏa thuận trong hợp đồng.
2. Hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở được chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Thời hạn cho mượn, cho ở nhờ đã hết;
b) Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ không còn;
c) Bên mượn, bên ở nhờ nhà ở là cá nhân chết hoặc mất tích theo tuyên bố của Tòa án;
d) Bên mượn, bên ở nhờ nhà ở là tổ chức giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động;
đ) Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc trường hợp đã có quyết định giải tỏa, phá dỡ hoặc thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Trường hợp khác theo thỏa thuận của các bên.
Như vậy, những trường hợp chấm dứt hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở bao gồm:
- Thời hạn cho mượn, cho ở nhờ đã hết;
- Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ không còn;
- Bên mượn, bên ở nhờ nhà ở là cá nhân chết hoặc mất tích theo tuyên bố của Tòa án;
- Bên mượn, bên ở nhờ nhà ở là tổ chức giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động;
- Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc trường hợp đã có quyết định giải tỏa, phá dỡ hoặc thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Trường hợp khác theo thỏa thuận của các bên.
Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở cập nhật mới nhất năm 2025 là mẫu nào? (Hình từ internet)
Đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Luật Nhà ở 2023 quy định:
Đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân trong nước;
b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này.
2. Điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân trong nước được sở hữu nhà ở thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở; nhận nhà ở phục vụ tái định cư theo quy định của pháp luật; hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
3. Chính phủ quy định cụ thể giấy tờ chứng minh về đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở quy định tại Điều này.
Như vậy, theo quy định pháp luật, đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam cụ thể là:
(1) Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân trong nước;
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật Nhà ở 2023.
(2) Điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân trong nước được sở hữu nhà ở thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở; nhận nhà ở phục vụ tái định cư theo quy định của pháp luật; hình thức khác theo quy định của pháp luật;
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Nhà ở 2023.
(3) Chính phủ quy định cụ thể giấy tờ chứng minh về đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở quy định tại Điều 8 Luật Nhà ở 2023.