Loading


Mọi trường hợp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải lập biên bản hiện nay được quy định ra sao?

Mọi trường hợp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải lập biên bản hiện nay được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Mọi trường hợp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải lập biên bản hiện nay được quy định ra sao? 

    Căn cứ Khoản 1 Điều 81 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như sau:

    - Khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay trước mặt người bị xử phạt, đại diện tổ chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến. Việc niêm phong phải được ghi nhận vào biên bản.

    Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ, người có thẩm quyền xử phạt thấy tình trạng tang vật, phương tiện có thay đổi so với thời điểm ra quyết định tạm giữ thì phải lập biên bản về những thay đổi này; biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người có trách nhiệm tạm giữ và người chứng kiến.

    Như vậy, có thể thấy tất cả trường hợp khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì bắt buộc phải lập biên bản.

    saved-content
    unsaved-content
    49