Loading


Mua bán trái phép tài khoản ngân hàng bị phạt bao nhiêu tiền?

Mua bán trái phép tài khoản ngân hàng bị phạt bao nhiêu tiền? Mua bán trái phép tài khoản ngân hàng có bị phạt tù không? Tài khoản ngân hàng sẽ tạm thời bị phong tỏa khi nào?
Vừa qua, tôi có theo dõi các trang báo pháp luật thì thấy dạo gần đây hay có các vụ mua bán tài khoản ngân hàng nhưng không thấy có nêu các mức phạt với hành vi này, nên tôi có thắc mắc là mua bán trái phép tài khoản ngân hàng bị phạt bao nhiêu tiền và có bị phạt tù không?

Nội dung chính

    1. Mua bán trái phép tài khoản ngân hàng bị phạt bao nhiêu tiền?

    Tại Điểm c, Điểm d, Điểm g Khoản 15 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP quy định như sau:

    5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, mua, bán thông tin tài khoản thanh toán với số lượng từ 01 tài khoản thanh toán đến dưới 10 tài khoản thanh toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

    b) Làm giả chứng từ thanh toán khi cung ứng, sử dụng dịch vụ thanh toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng, cho phép khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán không đúng quy định của pháp luật trong quá trình cung ứng dịch vụ thanh toán;

    b) Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, mua, bán thông tin tài khoản thanh toán với số lượng từ 10 tài khoản thanh toán trở lên mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

    c) Làm giả phương tiện thanh toán, lưu giữ, lưu hành, chuyển nhượng, sử dụng phương tiện thanh toán giả mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

    d) Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

    đ) Hoạt động không đúng nội dung chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước về việc cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.

    10. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này;

    b) Không cho mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động trong thời gian chưa khắc phục xong vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, c, d khoản 6, điểm c khoản 7 và điểm a khoản 8 Điều này;

    c) Đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi văn bản chấp thuận hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng đối với hành vi vi phạm tại điểm đ khoản 6 Điều này.

    Căn cứ Điểm b Khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền như sau: 

    b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;

    Theo đó, khi cá nhân mua bán trái phép tài khoản ngân hàng sẽ bị phạt tiền tùy theo số lượng tài khoản ngân hàng mà mức phạt tiền thấp nhất là 40.000.000 đồng và cao nhất là 100.000.000 đồng. Ngoài ra, còn buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do mua bán trái phép tài khoản ngân hàng. 

    Với tổ chức thì mức phạt tiền sẽ từ 80.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

    2. Mua bán trái phép tài khoản ngân hàng có bị phạt tù không?

    Theo Điều 291 Bộ luật hình sự 2015 quy định tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng, theo đó: 

    1. Người nào thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 20 tài khoản đến dưới 50 tài khoản hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

    a) Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 50 tài khoản đến dưới 200 tài khoản;

    b) Có tổ chức;

    c) Có tính chất chuyên nghiệp;

    d) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    đ) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng 200 tài khoản trở lên;

    b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên.

    4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Theo đó, tùy theo số lượng tài khoản ngân hàng mang ra mua bán mà hình phạt với tội danh này như sau: phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm.

    Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    3. Tài khoản ngân hàng sẽ tạm thời bị phong tỏa khi nào? 

    Căn cứ Điều 16 Thông tư 23/2014/TT-NHNN quy định về tạm khóa tài khoản thanh toán, cụ thể như sau: 

    1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện tạm khóa tài khoản thanh toán của khách hàng (tạm dừng giao dịch) một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán khi có văn bản yêu cầu của chủ tài khoản (hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

    2. Việc chấm dứt tạm khóa tài khoản thanh toán và việc xử lý các lệnh thanh toán đi, đến trong thời gian tạm khóa thực hiện theo yêu cầu của chủ tài khoản thanh toán (hoặc người giám hộ, người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc theo văn bản thỏa thuận giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

    Tại Điểm c Khoản 1 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-NHNN quy định như sau:

    c) Từ chối yêu cầu tạm khóa, đóng tài khoản thanh toán của chủ tài khoản hoặc chưa phong tỏa tài khoản thanh toán chung theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 17 Thông tư này khi chủ tài khoản chưa hoàn thành nghĩa vụ thanh toán theo quyết định cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa thanh toán xong các khoản nợ phải trả cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản;

    Như vậy, tài khoản ngân hàng sẽ tạm thời bị phong tỏa khi có văn bản yêu cầu của chủ tài khoản (hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

    Trừ trường hợp chủ tài khoản chưa hoàn thành nghĩa vụ thanh toán theo quyết định cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa thanh toán xong các khoản nợ phải trả cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    525