Loading


Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2023 giáo viên có được nghỉ không?

Cho tôi hỏi ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay có được tổ chức không và có được nghỉ lễ không? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 có từ năm nào?

Nội dung chính

    Lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam được tổ chức lần đầu tiên ở nước ta vào năm nào?

    Tháng 01/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants – Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục).

    Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava (Varsovie – Thủ đô của Ba Lan) tổ chức FISE xây dựng một bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương.

    Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

    Chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22/7/1951), Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.

    Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

    Lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào ngày 20/11/1958.

    Tuy nhiên, đến năm 1982 thì Hội đồng Bộ trưởng mới ban hành Quyết định 167-HĐBT năm 1982 thiết lập ngày 20/11 hàng năm là ngày nhà giáo Việt Nam.

     

    Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2023 giáo viên có được nghỉ không? (Hình từ Internet)

    Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2023 giáo viên có được nghỉ không?

    Theo Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định về quyền của viên chức về nghỉ ngơi như sau:

    Quyền của viên chức về nghỉ ngơi

    1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.

    2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

    ...

    Đồng thời tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

    Nghỉ lễ, tết

    1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

    a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

    b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

    c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

    d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

    đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

    e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

    ...

    Theo đó, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày kỷ niệm quan trọng của ngành Giáo dục nhằm tri ân các thầy cô đã và đang công tác. Tuy nhiên đây không phải là một dịp lễ được nghỉ trong năm theo pháp luật lao động.

    Mà lịch nghỉ của giáo viên là viên chức sẽ dựa theo quy định của pháp luật lao động. Do đó, giáo viên là viên chức cũng sẽ không được nghỉ trong ngày Nhà giáo Việt Nam.

    Ngoài ra, pháp luật cũng chưa có quy định cụ thể cho lịch nghỉ của học sinh trong ngày Nhà giáo Việt Nam nên lịch nghỉ của học sinh sẽ theo lịch của giáo viên. Như vậy học sinh cũng không được nghỉ học vào ngày này

    Tuy nhiên theo Mục 3 Thông tư 26-TT-1982 có quy định như sau:

    3. Trong ngày 20 tháng 11, các trường học có thể sắp xếp lại việc học tập, giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và địa phương.

    Từng trường học cần có những hình thức sinh hoạt phong phú, gọn nhẹ như giới thiệu truyền thống nhà giáo; kể lại những kỷ niệm sâu sắc nhất trong nghề dạy học; trích đọc thư của học sinh gửi về trường; mời học sinh có nhiều thành tích trong sản xuất, học tập, công tác và chiến đấu về trường nói chuyện; hội thảo về vinh dự, trách nhiệm của cô giáo, thầy giáo; giáo dục lòng yêu nghề, yêu trẻ cho học sinh trường sư phạm; tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao ...

    Do đó, vào ngày 20/11 các trường có thể sắp xếp lại lịch học và làm việc để tổ chức các hoạt động phong trào cho học sinh và giáo viên tham gia.

    Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức như thế nào?

    Theo Điều 9 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định về tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống như sau:

    Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống

    1. Năm tròn

    a) Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;

    b) Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:

    - Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;

    - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.

    c) Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.

    2. Năm khác: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống. Không tổ chức lễ kỷ niệm.

    ...

    Theo đó, lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam sẽ được tổ chức vào năm tròn. Năm 2023 là kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (1982-2023), không phải là năm tròn nên không tổ chức lễ kỷ niệm.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    497
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ