Loading


Người lao động làm việc được 3 năm sau đó xin nghỉ thì có nhận được trợ cấp thôi việc không?

Nghỉ việc sau 3 năm có trợ cấp thôi việc? Được hưởng lương hưu thì có được trợ cấp thôi việc không? Thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp có hưởng trợ cấp thôi việc không?

Nội dung chính

     

    Làm việc 3 năm sau đó xin nghỉ thì có nhận được trợ cấp thôi việc?

    Chúng tôi có một vài thắc mắc mong được tư vấn giải đáp như sau: NLĐ làm việc với công ty chúng tôi từ 02/01/2018 đến 30/06/2021. Trong khoảng thời gian này, chúng tôi ký hợp đồng thử việc 02 tháng: Từ 02.01.2018 đến 02.03.2018 và không tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Từ 03.03.2018 – 30.06.2021 chúng tôi ký hợp đồng lao động chính thức và có tham gia BHXH, BHYT,BHTN. Vậy trong trường hợp này khi nhân viên nghỉ việc, công ty chúng tôi có phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động hay không? Nếu có, cách tính và mức hưởng trợ cấp thôi việc cho trường hợp này như thế nào?

     

    Theo Điều 46 Bộ luật lao động 2019 quy định về trợ cấp thôi việc, người lao động sẽ được nhận trợ cấp thôi việc nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

    - Chấm dứt hợp đồng lao động thuộc một trong các trường hợp

    + Hết hạn hợp đồng lao động;

    + Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

    + Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động;

    + Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp;

    + Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp;

    ....

    - Làm việc thường xuyên đủ 12 tháng trở lên cho người sử dụng lao động;

    - Không thuộc trường hợp đủ điều kiện nhận lương hưu;

    - Không thuộc trường hợp bị sa thải.

    **Về cách tính: Cứ mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương

    - Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc = Tổng thời gian NLĐ đã làm việc - Thời gian NLĐ đã tham gia BHTN

    Tiền trợ cấp thôi việc = 1/2 x Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc x (1) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc

    Từ thông tin chị cung cấp , xét thấy NLĐ từ 03/03/2018 đã tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Do đó, công ty không phải trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ này.

    Hiểu một cách đơn giản, trợ cấp thôi việc sẽ bù đắp một phần cho khoảng thời gian mà NLĐ chưa được đóng BHTN (12 tháng chưa đóng thì sẽ được trả 1 nửa tháng tiền lương). Tuy nhiên, công ty đã thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, sau khi ký kết hợp đồng chính thức đã tham gia đóng BHXH, BHTN, BHYT cho NLĐ. Cho nên, 30/6/2021 NLĐ nghỉ việc thì bên mình không phải trả khoản trợ cấp này mà chỉ thực hiện trách nhiệm theo Điều 48 BLLĐ 2019.

    Người lao động làm việc được 3 năm sau đó xin nghỉ thì có nhận được trợ cấp thôi việc không? (Hình từ Internet)

     

    Đủ điều kiện hưởng lương hưu thì có được trợ cấp thôi việc không?

    Cho hỏi, tôi chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp nhưng cũng đủ điều kiện để hưởng lương hưu, bên Giám đốc bảo không áp dụng trợ cấp thôi việc có đúng không?

     

    Căn cứ Khoản 1 Điều 46 Bộ luật lao động 2019 quy định về đủ điều kiện hưởng lương hưu thì có được trợ cấp thôi việc:

    Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.

    Như vậy, trong trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc này. Do đo, việc Giám đốc công ty trả lời như vậy là đúng với quy định trên.

     

    Thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp có tính vào để được hưởng trợ cấp thôi việc không?

    Cho em hỏi, theo quy định hiện hành thì thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp có tính vào để được hưởng trợ cấp thôi việc không? Tức là khi cắn cứ tính về thời gian để hưởng trợ thôi việc có cộng luôn thời gian tham gia BHTN?

     

    Căn cứ Khoản 2 Điều 46 Bộ luật lao động 2019 quy định về thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp có tính vào để được hưởng trợ cấp thôi việc, giải quyết như sau:

    Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

    Như vậy, theo quy định trên thì có thể thấy thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp không được cộng vào để tính cho thời gian trợ cấp thôi việc mà thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật nêu trên.

    saved-content
    unsaved-content
    19