Loading


Người thứ ba phá hoại hôn nhân của người khác bị phạt bao nhiêu tiền?

Phạt bao nhiêu tiền đối với người thứ ba phá hoại hôn nhân của người khác? Có truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thứ ba phá hoại hôn nhân của người khác không?

Nội dung chính

    Phạt bao nhiêu tiền đối với người thứ ba phá hoại hôn nhân của người khác?

    Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng như sau:

    1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

    b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

    c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

    d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

    đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.

    Như vậy, căn cứ theo quy định trên, nếu chồng của bạn thân của bạn có hành vi chung sống như vợ chồng với người thứ ba, thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

    Phạt bao nhiêu tiền đối với người thứ ba phá hoại hôn nhân của người khác? (Hình từ internet)

    Có truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thứ ba phá hoại hôn nhân của người khác không?

    Theo quy định tại Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau:

    1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

    a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

    b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

    b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

    Theo quy định của pháp luật, hành vi ngoại tình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hành vi đó dẫn đến các hậu quả sau:

    + Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

    + Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát hoặc người thực hiện hành vi này đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;

    + Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

    Mức phạt tù cao nhất đối với tội này là 03 năm tù.

    Việc nuôi con sau khi ly hôn của những gia đình bị người thứ ba chen ngang như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    Như vậy căn cứ theo quy định hiện hành, nếu con dưới 36 tháng tuổi về nguyên tắc sẽ giao cho mẹ nuôi, trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện hoặc các bên có thỏa thuận khác. Trường hợp con từ đủ 7 tuổi trở lên phải xem xét đến nguyện vọng của con muốn ở với ai.

    saved-content
    unsaved-content
    19