Loading


Người thuê nhà ở cố ý phá dỡ nhà ở khi thuê nhà ở xã hội có bị phạt không?

Người thuê nhà ở cố ý phá dỡ nhà ở khi thuê nhà ở xã hội có bị phạt không?

Nội dung chính

    Người thuê nhà ở cố ý phá dỡ nhà ở khi thuê nhà ở xã hội có bị phạt không?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 65 Nghị định 16/2022/NĐ-CP vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà ở công vụ, nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội cụ thể đối với hàn vi người thuê nhà ở cố ý phá dỡ nhà ở khi thuê nhà ở xã hội như sau:

    Vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà ở công vụ, nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội
    1. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với người thuê, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, thuê nhà ở xã hội có một trong các hành vi sau đây:
    a) Tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở;

    b) Sử dụng nhà ở không đúng mục đích ghi trong hợp đồng thuê nhà ở.

    ...

    Theo đó, người thuê nhà ở cố ý phá dỡ nhà ở khi thuê nhà ở xã hội sẽ bị phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với người thuê, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước theo như quy định trên.

    Bên cạnh đó, căn cứ điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt như sau:

    Hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt
    ...
    3. Trong Nghị định này, mức phạt tiền tối đa được quy định như sau:
    a) Trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản là 1.000.000.000 đồng;
    b) Trong hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý, phát triển nhà là 300.000.000 đồng;
    c) Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 24; điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 59, điểm a khoản 3 Điều 64, Điều 65, khoản 1 (trừ điểm e) Điều 70 Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

    Như vậy, người thuê nhà ở cố ý phá dỡ nhà ở khi thuê nhà ở xã hội sẽ bị xử phạt từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

    - Trong trường hợp tổ chức vi phạm hành vi cố ý phá dỡ nhà ở khi thuê nhà ở xã hội sẽ bị xử phạt 160 triệu đồng đến 200 triệu đồng, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định trên.

    Người thuê nhà ở cố ý phá dỡ nhà ở khi thuê nhà ở xã hội có bị phạt không?

    Người thuê nhà ở cố ý phá dỡ nhà ở khi thuê nhà ở xã hội có bị phạt không? (Hình từ Internet)

    Việc cho thuê nhà ở xã hội thực hiện ra sao?

    Căn cứ theo khoản 3 Điều 89 Luật Nhà ở 2023 quy định việc cho thuê nhà ở xã hội được thực hiện như sau:

    (1) Việc cho thuê nhà ở xã hội có sẵn chỉ được thực hiện khi bảo đảm quy định tại khoản 4 hoặc khoản 5 Điều 88 Luật Nhà ở 2023;

    (2) Việc cho thuê nhà ở xã hội phải được lập thành hợp đồng có các nội dung quy định tại Điều 163 Luật Nhà ở 2023;

    (3) Không được ký hợp đồng thuê nhà ở xã hội hình thành trong tương lai.

    - Trường hợp nhà ở có đủ điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 88 Luật Nhà ở 2023 thì chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ được ký hợp đồng đặt cọc và thu tiền đặt cọc thuê nhà ở tối đa bằng 12 tháng tiền thuê nhà tạm tính;

    + Việc ký hợp đồng đặt cọc thuê nhà ở phải bảo đảm đúng đối tượng và điều kiện được thuê nhà ở xã hội quy định Luật Nhà ở 2023;

    + Sau khi nhà ở có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 4 Điều 88 Luật Nhà ở 2023 thì chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được ký hợp đồng thuê nhà ở với người thuê.

    Như vậy, việc cho thuê nhà ở xã hội được thực hiện dựa theo quy định như trên.

    Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội là gì?

    Căn cứ theo Điều 79 Luật Nhà ở 2023 quy định việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

    - Nhà nước có chính sách phát triển nhà ở, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở;

    - Có sự kết hợp giữa Nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, dòng họ và đối tượng được hỗ trợ trong việc thực hiện chính sách;

    - Bảo đảm công khai, minh bạch, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cộng đồng dân cư và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

    - Bảo đảm đúng đối tượng, đủ điều kiện theo quy định Luật Nhà ở 2023;

    - Trường hợp một đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau thì được hưởng một chính sách hỗ trợ mức cao nhất;

    + Trường hợp các đối tượng có cùng tiêu chuẩn và điều kiện thì thực hiện hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên trước đối với: người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ, người khuyết tật, người được bố trí tái định cư theo hình thức mua, thuê mua nhà ở xã hội, nữ giới;

    - Trường hợp hộ gia đình có nhiều đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ thì chỉ áp dụng một chính sách hỗ trợ cho cả hộ gia đình.

    Như vậy, việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội phải bảo đảm các nguyên tắc theo quy định như trên.

    saved-content
    unsaved-content
    40