Loading


Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được phép nhận chuyển nhượng dự án bất động sản để kinh doanh hay không?

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được phép nhận chuyển nhượng dự án bất động sản để kinh doanh, cần phải chuẩn bị giấy tờ gì khi nhận chuyển nhượng dự án bất động sản?

Nội dung chính

    Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được phép nhận chuyển nhượng dự án bất động sản để kinh doanh hay không?

    Căn cứ tại khoản 2 và khoản 3 Điều 10 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 quy định về hình thức kinh doanh bất động sản của người Việt Nam định cư ở nước ngoài như sau:

    Hình thức, phạm vi kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng và quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản, chuyển nhượng dự án bất động sản của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
    1. Tổ chức, cá nhân trong nước được kinh doanh bất động sản theo các hình thức sau đây:
    g) Nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản để tiếp tục đầu tư xây dựng, kinh doanh.
    2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì được kinh doanh bất động sản theo các hình thức quy định tại khoản 1 Điều này.
    3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không phải là công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì được kinh doanh bất động sản theo các hình thức sau đây:
    a) Đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xây dựng gắn với quyền sử dụng đất để bán, cho thuê, cho thuê mua thông qua dự án bất động sản thực hiện theo đúng hình thức, mục đích và thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
    b) Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản để chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật thực hiện theo đúng hình thức, mục đích và thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
    c) Các hình thức kinh doanh bất động sản quy định tại điểm đ và điểm g khoản 1 Điều này.

    Theo đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được phép nhận chuyển nhượng toàn bộ dự án hoặc một phần dự án bất động sản để kinh doanh. 

    Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được phép nhận chuyển nhượng dự án bất động sản để kinh doanh hay không?

    Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được phép nhận chuyển nhượng dự án bất động sản để kinh doanh hay không?( Hính ảnh từ internet)

    Người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi nhận chuyển nhượng quyền dự án bất động sản do Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển nhượng, cần chuẩn bị các giấy tờ gì?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 96/2024/NĐ-CP quy định về các loại giấy tờ bên nhận chuyển nhượng dự án bất động sản cần phải có như sau:

    Thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản thuộc thẩm quyền quyết định cho phép chuyển nhượng của Thủ tướng Chính phủ
    4. Các giấy tờ của bên nhận chuyển nhượng dự án gồm:
    a) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ chứng minh việc thành lập tổ chức theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư;
    b) Báo cáo tài chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 của Nghị định này;
    c) Văn bản cam kết về việc tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng, kinh doanh theo đúng nội dung dự án đã được chấp thuận;
    d) Giấy tờ chứng minh đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 5 Điều 40 Luật Kinh doanh bất động sản.

    Theo đó, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi nhận chuyển nhượng quyền dự án bất động sản do Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển nhượng, cần phải có các giấy tờ sau:

    (1) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ chứng minh việc thành lập tổ chức theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư

    (2) Báo cáo tài chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 96/2024/NĐ-CP như sau:

    + Kết quả báo cáo tài chính hoặc kết quả báo cáo đối với khoản mục vốn chủ sở hữu đã được kiểm toán thực hiện trong năm

    + Trường hợp không có kết quả báo cáo tài chính hoặc kết quả báo cáo đối với khoản mục vốn chủ sở hữu đã được kiểm toán thực hiện trong năm thì dùng kết quả báo cáo tài chính hoặc kết quả báo cáo đối với khoản mục vốn chủ sở hữu đã được kiểm toán của năm liền trước theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về kiểm toán, pháp luật về kế toán

    (3) Văn bản cam kết về việc tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng, kinh doanh theo đúng nội dung dự án đã được chấp thuận

    (4) Giấy tờ chứng minh đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 5 Điều 40 Luật Kinh doanh bất động sản 2023

    Điều kiện chuyển nhượng dự án bất động sản được quy định như thế nào?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 40 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 quy định dự án bất động sản để được phép chuyển nhượng phải đáp ứng 7 điều kiện sau: 

    (1) Dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư; đã được lựa chọn hoặc công nhận chủ đầu tư đối với trường hợp dự án phải thực hiện thủ tục công nhận chủ đầu tư

    (2) Dự án đã có quy hoạch chi tiết được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về quy hoạch đô thị

    (3) Dự án, phần dự án chuyển nhượng đã hoàn thành việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Đối với trường hợp chuyển nhượng toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thì phải xây dựng xong các công trình hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ, thiết kế, quy hoạch chi tiết được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về quy hoạch đô thị và nội dung của dự án đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng

    (4) Quyền sử dụng đất của dự án, phần dự án chuyển nhượng không thuộc trường hợp đang có tranh chấp đang được cơ quan có thẩm quyền thông báo, thụ lý, giải quyết hoặc có tranh chấp nhưng đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết bằng bản án, quyết định, phán quyết đã có hiệu lực pháp luật; không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; không thuộc trường hợp luật cấm giao dịch; không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị đình chỉ, tạm đình chỉ giao dịch theo quy định của pháp luật

    (5) Dự án không bị đình chỉ, chấm dứt hoạt động hoặc không có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp dự án hoặc phần dự án chuyển nhượng bị xử phạt vi phạm hành chính thì chủ đầu tư phải chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

    (6) Trường hợp dự án đang thế chấp để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật thì phải thực hiện giải chấp

    g) Dự án còn trong thời hạn thực hiện

    (7) Đối với dự án bất động sản chuyển nhượng một phần dự án còn phải bảo đảm các hạng mục công trình xây dựng hoặc mục đích sử dụng, kinh doanh của các công trình xây dựng của phần dự án chuyển nhượng có thể độc lập được với phần dự án khác trong dự án bất động sản.

    saved-content
    unsaved-content
    70