Loading


Nguyên tắc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản theo quy định của Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 là gì?

Nguyên tắc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản là gì? Giấy tờ cần chuẩn bị để chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản là gì?

Nội dung chính

    Nguyên tắc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản là gì?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 quy định về nguyên tắc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản bao gồm:

    (1) Chủ đầu tư dự án bất động sản được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án cho chủ đầu tư khác để tiếp tục đầu tư xây dựng, kinh doanh khi dự án đang trong thời hạn thực hiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

    (2) Khi thực hiện việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản phải bảo đảm không thay đổi quy hoạch, mục tiêu của dự án; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan.

    (3) Sau khi đã hoàn thành việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản, bên nhận chuyển nhượng kế thừa các quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư chuyển nhượng và là chủ đầu tư đối với dự án, phần dự án đã nhận chuyển nhượng. Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản không phải làm lại hồ sơ dự án, quy hoạch xây dựng và giấy phép xây dựng của dự án nếu không có thay đổi về nội dung của dự án; trường hợp có thay đổi thì chủ đầu tư nhận chuyển nhượng thực hiện điều chỉnh theo quy định của pháp luật.

    (4) Việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 40Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và tuân thủ quy định về hình thức, mục đích, thời hạn sử dụng đất, đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai.

    Như vậy, nguyên tắc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản theo Luật Kinh doanh bất động sản 2023 bao gồm: chủ đầu tư có thể chuyển nhượng khi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trong thời hạn thực hiện dự án; việc chuyển nhượng phải không thay đổi quy hoạch và mục tiêu của dự án, đảm bảo quyền lợi các bên liên quan; bên nhận chuyển nhượng kế thừa quyền và nghĩa vụ, không cần làm lại hồ sơ nếu dự án không thay đổi; và việc chuyển nhượng phải đáp ứng các điều kiện về hình thức, mục đích, thời hạn sử dụng đất, và đăng ký đất đai theo quy định pháp luật.

    Các loại giấy tờ chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản thuộc thẩm quyền quyết định cho phép chuyển nhượng của Thủ tướng Chính phủ đối với chủ đầu tư là gì?

    Theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định 96/2024/NĐ-CP thì chủ đầu tư dự án bất động sản gửi 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ (bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao được chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý) quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 10 Nghị định 96/2024/NĐ-CP đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản cấp tỉnh nơi có dự án được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền.

     Theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 96/2024/NĐ-CP thì các giấy tờ của chủ đầu tư chuyển nhượng dự án gồm:

    Thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản thuộc thẩm quyền quyết định cho phép chuyển nhượng của Thủ tướng Chính phủ
    ...
    3. Các giấy tờ của chủ đầu tư chuyển nhượng dự án gồm:
    a) Văn bản của chủ đầu tư dự án đề nghị cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản theo mẫu tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định này;
    b) Quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư của dự án bất động sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư, về xây dựng, về nhà ở;
    c) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc lựa chọn nhà đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đấu giá, pháp luật về đấu thầu, pháp luật về nhà ở, pháp luật về phát triển đô thị; quyết định hoặc văn bản công nhận chủ đầu tư đối với trường hợp dự án phải thực hiện thủ tục công nhận chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về nhà ở;
    d) Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết hoặc quy hoạch tổng mặt bằng của dự án bất động sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xây dựng, về quy hoạch đô thị;
    đ) Các giấy tờ về đất gồm: Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai. Biên bản bàn giao đất thực hiện dự án trên thực địa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chủ đầu tư dự án theo quy định của pháp luật về đất đai;
    e) Trường hợp dự án, phần dự án bất động sản thế chấp thì phải có giấy tờ thể hiện đã giải chấp theo quy định của pháp luật;
    g) Giấy tờ nghiệm thu theo quy định của pháp luật xây dựng về việc đã hoàn thành đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ, thiết kế, quy hoạch chi tiết và nội dung dự án được phê duyệt đối với trường hợp chuyển nhượng toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng;
    h) Xác nhận của cơ quan thuế về việc chủ đầu tư dự án đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai của dự án đối với Nhà nước và các chứng từ thể hiện chủ đầu tư đã nộp phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có) quy định tại khoản 3 Điều 40 Luật Kinh doanh bất động sản;
    i) Đối với doanh nghiệp nhà nước chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản thì phải có giấy tờ chứng minh việc tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
    k) Báo cáo quá trình thực hiện dự án bất động sản tính đến thời điểm chuyển nhượng theo mẫu tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định này;
    l) Thỏa thuận về việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng (nếu có).

    Như vậy, các loại giấy tờ cần thiết để chủ đầu tư thực hiện chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ bao gồm: văn bản đề nghị chuyển nhượng, quyết định chủ trương đầu tư, văn bản lựa chọn chủ đầu tư, quyết định phê duyệt quy hoạch, giấy tờ về đất đai, giấy tờ giải chấp nếu có thế chấp, giấy tờ nghiệm thu công trình hạ tầng, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ tài chính, giấy tờ tuân thủ quy định về vốn nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, báo cáo quá trình thực hiện dự án, và thỏa thuận chuyển nhượng (nếu có).

    Nguyên tắc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản theo quy định của Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 là gì? (Hình ảnh từ internet)

    Các loại giấy tờ chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản thuộc thẩm quyền quyết định cho phép chuyển nhượng của Thủ tướng Chính phủ đối với bên nhận chuyển nhượng dự án là gì?

    Theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 96/2024/NĐ-CP thì các giấy tờ đối với bên nhận chuyển nhượng dự án gồm:

    Thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản thuộc thẩm quyền quyết định cho phép chuyển nhượng của Thủ tướng Chính phủ
    ...
    4. Các giấy tờ của bên nhận chuyển nhượng dự án gồm:
    a) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ chứng minh việc thành lập tổ chức theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư;
    b) Báo cáo tài chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 của Nghị định này;
    c) Văn bản cam kết về việc tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng, kinh doanh theo đúng nội dung dự án đã được chấp thuận;
    d) Giấy tờ chứng minh đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 5 Điều 40 Luật Kinh doanh bất động sản.

    Như vậy, các loại giấy tờ cần thiết đối với bên nhận chuyển nhượng dự án bất động sản thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ bao gồm: giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký đầu tư, báo cáo tài chính, văn bản cam kết tiếp tục triển khai dự án theo đúng nội dung đã được chấp thuận, và giấy tờ chứng minh đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản 2023.

    saved-content
    unsaved-content
    68