12:30 - 29/12/2024

Nguyên tắc phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới từ ngày 01/02/2025

Ngày 30/11/2024, Quốc hội thông qua Luật Điện lực 2024 có hiệu lực từ ngày 01/02/2025 quy định nguyên tắc phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới.

Nội dung chính

    Nguyên tắc phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới từ ngày 01/02/2025

    Ngày 30/11/2024, Quốc hội thông qua Luật Điện lực 2024 có hiệu lực từ ngày 01/02/2025. Trong đó, nguyên tắc phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới từ ngày 01/02/2025 theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Điện lực 2024 bao gồm:

    - Bảo đảm an ninh cung cấp điện và an toàn hệ thống điện;

    - Phát triển tại các vùng, miền, địa phương có tiềm năng, lợi thế về năng lượng tái tạo, năng lượng mới và đồng bộ với phát triển cơ sở hạ tầng của hệ thống điện để tránh lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng do không giải tỏa được công suất nhằm khai thác hiệu quả các nguồn điện, bảo đảm độ tin cậy cung cấp điện; giảm tổn thất kỹ thuật, giảm áp lực truyền tải điện đi xa; bảo đảm yêu cầu về môi trường và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực phát triển;

    - Bảo đảm đồng bộ kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tham gia nghiên cứu, hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng mới, tiến tới tự chủ về công nghệ tại một số khâu phù hợp;

    - Ưu tiên khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên bền vững, hợp lý và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và phục vụ xuất khẩu điện;

    - Ưu tiên phát triển các dự án nguồn điện lớn để hình thành cụm nhà máy hoặc trung tâm năng lượng tái tạo nhằm phát huy lợi thế tự nhiên, hạ tầng lưới điện, phù hợp với khả năng giải tỏa công suất và yêu cầu vận hành hệ thống điện quốc gia của từng vùng, từng địa phương, phù hợp với điều kiện, trình độ công nghệ trong từng thời kỳ;

    - Khuyến khích phát triển phù hợp điện mặt trời mái nhà, điện mặt trời trên mặt nước, lòng hồ thủy lợi; ưu tiên phát triển tại mặt nước lòng hồ thủy điện hiện có, không phải đầu tư mới lưới điện truyền tải;

    - Ưu tiên phát triển nguồn điện gió ngoài khơi gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới, biển đảo quốc gia.

    Nguyên tắc phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới từ ngày 01/02/2025

    Nguyên tắc phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới từ ngày 01/02/2025 (Hình từ Internet) 

    Điều tra cơ bản về tài nguyên điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới

    Điều tra cơ bản về tài nguyên điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới theo quy định tại Điều 21 Luật Điện lực 2024 như sau:

    (1) Phạm vi điều tra cơ bản về tài nguyên điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm:

    - Tài nguyên điện mặt trời, điện gió, điện địa nhiệt;

    - Tài nguyên điện sóng biển, điện thủy triều và các dạng tài nguyên điện khác từ năng lượng đại dương;

    - Tài nguyên điện từ chất thải rắn sinh hoạt và đô thị;

    - Tài nguyên điện từ sinh khối;

    - Tài nguyên điện từ chất thải của quá trình sản xuất, kinh doanh ngoài đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 21 Luật Điện lực 2024;

    - Tài nguyên thủy điện.

    (2) Trách nhiệm tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên về điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới được quy định như sau:

    - Thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên về điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới trên vùng biển Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về biển, pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;

    - Thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện điều tra cơ bản về tài nguyên thủy điện thực hiện theo pháp luật về tài nguyên nước;

    - Trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 21 Luật Điện lực 2024, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới trên đất liền, trên hải đảo thuộc phạm vi quản lý địa giới hành chính;

    - Bộ Tài nguyên và Môi trường giao doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng thực hiện công tác điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo chủ trì thực hiện tại khu vực biển nhất định thuộc vùng biển Việt Nam.

    (3) Nhà nước khuyến khích, huy động nguồn tài chính hợp pháp và đóng góp về khoa học, kỹ thuật của tổ chức, cá nhân phục vụ công tác điều tra cơ bản.

    (4) Thông tin, dữ liệu quy định tại khoản (1) là đầu vào để cơ quan tổ chức lập quy hoạch và đơn vị tư vấn lập quy hoạch sử dụng phục vụ việc lập quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch tỉnh. Trường hợp khu vực chưa có thông tin, dữ liệu quy định tại khoản này, tổ chức lập quy hoạch có trách nhiệm thu thập dữ liệu tin cậy, phù hợp để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp thông tin, dữ liệu trên toàn quốc quy định tại khoản (1).

    (5) Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, công bố, chia sẻ thông tin về điều tra cơ bản tài nguyên điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới theo quy định của pháp luật.

    (6) Kinh phí thực hiện điều tra cơ bản quy định tại khoản (1) được bố trí từ các nguồn sau đây:

    - Ngân sách nhà nước;

    - Kinh phí của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chịu trách nhiệm thu xếp từ chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh và các nguồn vốn hợp pháp khác;

    - Kinh phí của tổ chức, cá nhân tự nguyện tài trợ cho công tác điều tra cơ bản.

    (7) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về phạm vi điều tra cơ bản quy định tại khoản (1), trừ các nội dung thực hiện theo pháp luật về tài nguyên nước, pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

    saved-content
    unsaved-content
    37
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT