Loading


Nhà nước giao đất rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng cho hộ gia đình đối với các loại rừng phòng hộ nào?

Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để làm gì? Nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng cho hộ gia đình đối với các loại rừng phòng hộ nào?

Nội dung chính

    Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để làm gì?

    Căn cứ tại khoản 3 Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về phân loại rừng như sau:

    Phân loại rừng
    ...
    3. Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng; được phân theo mức độ xung yếu bao gồm:
    a) Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng phòng hộ biên giới;
    b) Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.
    ...

    Theo quy định trên, rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng; được phân theo mức độ xung yếu bao gồm:

    - Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng phòng hộ biên giới;

    - Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.

    Nhà nước giao đất rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng cho hộ gia đình đối với các loại rừng phòng hộ nào?

    Nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng cho hộ gia đình đối với các loại rừng phòng hộ nào? (Hình Internet)

    Nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng cho hộ gia đình đối với các loại rừng phòng hộ nào?

    Theo điểm c khoản 2 Điều 16 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về việc giao rừng như sau:

    Giao rừng
    ...
    2. Nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau đây:
    a) Ban quản lý rừng phòng hộ, đơn vị vũ trang đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;
    b) Tổ chức kinh tế đối với rừng phòng hộ xen kẽ trong diện tích rừng sản xuất của tổ chức đó;
    c) Hộ gia đình, cá nhân cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;
    d) Cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư đó.
    3. Nhà nước giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau đây:
    a) Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có diện tích rừng; đơn vị vũ trang;
    b) Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ đối với diện tích rừng sản xuất xen kẽ trong diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được giao cho ban quản lý rừng đó.

    Theo đó, Nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng cho hộ gia đình cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ đối với các loại rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.

    Hộ gia đình được giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng có được nuôi gia súc, gia cầm trên diện tích rừng được giao không?

    Căn cứ tại điểm b khoản 3 Điều 25 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về việc sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ như sau:

    Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ
    ...
    3. Đối với đất chưa có rừng
    a) Chủ rừng, bên nhận khoán ổn định là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được sử dụng đất chưa có rừng để kết hợp sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, nhưng phải trồng rừng trên diện tích đất được giao, khoán bảo đảm tỷ lệ diện tích có rừng từ 80% trở lên của lô rừng đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng chắn gió, chắn cát bay; 60% trở lên đối với rừng ngập mặn có kết hợp nuôi trồng thủy sản. Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để phát triển rừng phòng hộ thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
    b) Được trồng xen cây nông nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả với cây rừng trên diện tích đất được giao, khoán. Không được chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi trên diện tích mới trồng rừng, đang trong thời kỳ chăm sóc;
    c) Được sử dụng diện tích đất xen giữa các băng trồng cây rừng để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp với tỷ lệ không quá 20% diện tích đất của lô rừng được giao, khoán thuộc khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; 40% diện tích mặt nước đối với rừng ngập mặn có kết hợp nuôi trồng thủy sản.

    Theo quy định trên, hộ gia đình được giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng không được nuôi gia súc, gia cầm trên diện tích mới trồng rừng, đang trong thời kỳ chăm sóc.

    saved-content
    unsaved-content
    18