Nhà nước giao rừng đặc dụng mà không thu tiền sử dụng rừng cho những đối tượng nào?

Nhà nước giao rừng đặc dụng mà không thu tiền sử dụng rừng cho những đối tượng nào?

Nội dung chính

    Nhà nước giao rừng đặc dụng mà không thu tiền sử dụng rừng cho những đối tượng nào?

    Căn cứ theo khoản 3 Điều 118 Luật Đất đai 2024 quy định giao đất không thu tiền sử dụng đất như sau:

    Giao đất không thu tiền sử dụng đất
    1. Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 176 của Luật này.
    2. Đất xây dựng trụ sở cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật và được Nhà nước giao nhiệm vụ, hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên; đất quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng, đất cơ sở lưu giữ tro cốt không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 119 của Luật này; đất tín ngưỡng để bồi thường cho trường hợp Nhà nước thu hồi đất tín ngưỡng.
    3. Người sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

    Cụ thể, căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định Nhà nước giao rừng đặc dụng không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng cụ thể như sau:

    - Ban quản lý rừng đặc dụng đối với:

    + Vườn quốc gia;

    + Khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài - sinh cảnh;

    + Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao;

    + Rừng giống quốc gia;

    + Vườn thực vật quốc gia;

    - Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp đối với rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, vườn thực vật quốc gia;

    - Ban quản lý rừng phòng hộ, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang đối với khu bảo vệ cảnh quan bao gồm:

    + Rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

    + Rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao xen kẽ trong diện tích rừng được giao;

    - Cộng đồng dân cư đối với khu rừng tín ngưỡng mà họ đang quản lý và sử dụng theo truyền thống;

    - Tổ chức kinh tế, tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp trong nước đối với rừng giống quốc gia xen kẽ trong diện tích rừng được giao.

    Nhà nước giao rừng đặc dụng mà không thu tiền sử dụng rừng cho những đối tượng nào?

    Nhà nước giao rừng đặc dụng mà không thu tiền sử dụng rừng cho những đối tượng nào? (Hình từ Internet)

    Rừng đặc dụng được phát triển như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 46 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định phát triển rừng đặc dụng như sau:

    (1) Đối với vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, thực hiện các hoạt động sau đây:

    - Duy trì cấu trúc rừng tự nhiên, bảo đảm sự phát triển tự nhiên của rừng trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng;

    - Phục hồi cấu trúc rừng tự nhiên; áp dụng biện pháp kết hợp tái sinh tự nhiên với làm giàu rừng, trồng loài cây bản địa trong phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng và phân khu dịch vụ, hành chính của rừng đặc dụng;

    - Cứu hộ, bảo tồn và phát triển các loài sinh vật.

    (2) Đối với khu bảo vệ cảnh quan, thực hiện các hoạt động sau đây:

    - Duy trì diện tích rừng hiện có;

    - Áp dụng biện pháp kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, làm giàu rừng để nâng cao chất lượng rừng.

    (3) Đối với khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, thực hiện hoạt động bảo vệ và phát triển rừng theo nhiệm vụ nghiên cứu khoa học do chủ rừng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

    (4) Đối với rừng giống quốc gia, thực hiện hoạt động để duy trì và phát triển rừng theo kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    (5) Đối với vườn thực vật quốc gia, thực hiện hoạt động sưu tập, chọn lọc, lưu giữ, gây trồng loài cây bản địa gắn với nghiên cứu khoa học, đào tạo, giáo dục môi trường, tham quan du lịch.

    Trình tự, thủ tục chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng sang mục đích khác ra sao?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 122 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

    Điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
    1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang mục đích khác sau khi có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và đáp ứng các căn cứ quy định tại Điều 116 của Luật này, trừ trường hợp sử dụng đất thực hiện dự án thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Dầu khí; Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
    Việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang mục đích khác phải tuân theo tiêu chí, điều kiện do Chính phủ quy định.

    Cụ thể, căn cứ theo Điều 50 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng sang mục đích khác như sau:

    (1) Cơ quan có chức năng quản lý đất đai có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ và đất rừng sản xuất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn trước thời điểm lập kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện, trừ các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 67 Luật Đất đai 2024.

    (2) Cơ quan có chức năng quản lý đất đai có trách nhiệm lập danh mục dự án phải chuyển mục đích sử dụng đất có diện tích đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất theo quy hoạch trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng thời khi trình kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện.

    (3) Trước khi phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua danh mục dự án phải chuyển mục đích sử dụng đất có diện tích đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất quy định tại khoản 1 Điều 50 Nghị định 102/2024/NĐ-CP.

    saved-content
    unsaved-content
    20
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT