Loading


Nhà ở công vụ đối với cơ quan trung ương có tiêu chuẩn diện tích và định mức trang thiết bị nội thất như thế nào?

Nhà ở công vụ đối với cơ quan trung ương có tiêu chuẩn diện tích và định mức trang thiết bị nội thất như thế nào? Người thuê nhà ở công vụ có quyền gì?

Nội dung chính

    Nhà ở công vụ đối với cơ quan trung ương có tiêu chuẩn diện tích và định mức trang thiết bị nội thất như thế nào?

    Nội dung bài viết đề cập đến tiêu chuẩn diện tích và định mức trang thiết bị nội thất nhà ở công vụ đối với cơ quan trung ương. Tuy nhiên không bao gồm nhà ở công vụ của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng. Vì Bộ Công an và Bộ Quốc phòng sử dụng tiêu chuẩn riêng.

    Căn cứ vào Điều 4 Quyết định 11/2024/QĐ-TTg quy định như sau:

    (1) Đối với các chức danh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, bố trí cho thuê nhà ở công vụ đảm bảo nhu cầu sử dụng, điều kiện công tác và yêu cầu an ninh, bảo vệ theo quy định.

    (2) Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư được bố trí cho thuê biệt thự công vụ, đảm bảo yêu cầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Quyết định 11/2024/QĐ-TTg, bao gồm:

    - Diện tích đất xây dựng từ 450 m2 đến 500 m2;

    - Định mức kinh phí tối đa trang thiết bị nội thất không gắn liền với nhà ở công vụ quy định tại khoản này là 350 triệu đồng.

    (3) Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ được bố trí cho thuê biệt thự công vụ đảm bảo yêu cầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Quyết định 11/2024/QĐ-TTg, bao gồm:

    - Diện tích đất xây dựng từ 350 m2 đến dưới 450 m2;

    - Định mức kinh phí tối đa trang thiết bị nội thất không gắn liền với nhà ở công vụ quy định tại khoản này là 300 triệu đồng.

    (4) Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban, cơ quan Đảng ở trung ương, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Bộ trưởng, Trưởng tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và tương đương trở lên được bố trí cho thuê một trong hai loại hình nhà ở công vụ, bao gồm:

    - Nhà ở liền kề có diện tích đất từ 200 m2 đến 250 m2 đảm bảo yêu cầu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quyết định 11/2024/QĐ-TTg;

    - Căn hộ chung cư có diện tích sử dụng từ 145 m2 đến 160 m2 đảm bảo yêu cầu theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 Quyết định 11/2024/QĐ-TTg;

    - Định mức kinh phí tối đa trang thiết bị nội thất không gắn liền với nhà ở công vụ quy định tại khoản này là 250 triệu đồng.

    (5) Phó Trưởng ban, cơ quan Đảng ở trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Thứ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (trừ chức danh thuộc diện Bộ Chính trị quản lý), nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, nhân tài có đóng góp quan trọng cho quốc gia được cấp có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật và tương đương trở lên được bố trí cho thuê căn hộ chung cư đảm bảo yêu cầu theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 Quyết định 11/2024/QĐ-TTg, bao gồm:

    - Diện tích sử dụng từ 100 m2 đến dưới 145 m2;

    - Định mức kinh phí tối đa trang thiết bị nội thất không gắn liền với nhà ở công vụ quy định tại khoản này là 200 triệu đồng.

    (6) Phó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng Cục trưởng và tương đương trở lên được bố trí cho thuê căn hộ chung cư đảm bảo yêu cầu theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 Quyết định 11/2024/QĐ-TTg, bao gồm:

    - Diện tích sử dụng từ 65 m2 đến dưới 100 m2;

    - Định mức kinh phí tối đa trang thiết bị nội thất không gắn liền với nhà ở công vụ quy định tại khoản này là 180 triệu đồng.

    Nhà ở công vụ đối với cơ quan trung ương có tiêu chuẩn diện tích và định mức trang thiết bị nội thất như thế nào?Nhà ở công vụ đối với cơ quan trung ương có tiêu chuẩn diện tích và định mức trang thiết bị nội thất như thế nào? (Hình từ Internet)

    Người thuê nhà ở công vụ có quyền gì?

    Căn cứ vào khoản 1 Điều 47 Luật Nhà ở 2023, theo đó người thuê nhà ở công vụ có quyền sau đây:

    - Nhận bàn giao nhà ở và trang thiết bị kèm theo nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà ở công vụ;

    - Được sử dụng nhà ở cho bản thân và các thành viên trong gia đình trong thời gian người được thuê nhà ở công vụ đảm nhận chức vụ, công tác;

    - Đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở nếu không phải do lỗi của mình gây ra;

    - Được tiếp tục ký hợp đồng thuê nhà ở công vụ nếu hết thời hạn thuê nhà ở mà vẫn thuộc đối tượng và có đủ điều kiện được thuê nhà ở công vụ theo quy định;

    - Quyền khác về nhà ở theo quy định của pháp luật và thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà ở công vụ.

    Xác định giá thuê nhà ở công vụ theo nguyên tắc nào?

    Theo quy định tại Điều 46 Luật Nhà ở 2023 về nguyên tắc xác định giá thuê nhà ở công vụ như sau:

    Nguyên tắc xác định giá thuê nhà ở công vụ
    1. Tính đúng, tính đủ chi phí cần thiết để thực hiện quản lý vận hành, bảo trì, quản lý cho thuê trong quá trình sử dụng nhà ở công vụ.
    2. Không tính tiền sử dụng đất xây dựng nhà ở công vụ và không tính chi phí khấu hao vốn đầu tư xây dựng nhà ở công vụ hoặc chi phí mua nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ.
    3. Giá thuê nhà ở công vụ do cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Luật này quyết định và được xem xét, điều chỉnh phù hợp với từng thời kỳ.
    4. Trường hợp thuê nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ thì người thuê nhà ở công vụ trả tiền thuê nhà ở thấp hơn giá thuê nhà ở thương mại.
    5. Chính phủ quy định chi tiết việc xác định giá thuê nhà ở công vụ, trình tự, thủ tục thuê nhà ở công vụ.

    Như vậy, khi xác định giá thuê nhà ở công vụ phải tuân thủ các nguyên tắc trên.

    saved-content
    unsaved-content
    78