Nhiệm vụ của miền Bắc trong giai đoạn 1965 – 1968 là gì?
Nội dung chính
Nhiệm vụ của miền Bắc trong giai đoạn 1965 – 1968 là gì?
Chiến lược chiến tranh đặc biệt (1961-1965) của Mỹ với âm mưu dùng người Việt đánh người Việt (lực lượng chủ yếu là quân đội Sài Gòn) đã bị phá sản hoàn toàn sau những chiến thắng quân sự của nhân dân ta mà tiêu biểu là các trận Bình Giã (1964), tiếp sau đó là các trận An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài,...
Trước bối cảnh đó, thực dân Mỹ đã triển khai chiến lược chiến tranh mới là chiến tranh cục bộ (1965-1968), lần này Mỹ đã đưa quân đội vào trực tiếp xâm lược miền Nam Việt Nam, đồng thời sử dụng lực lượng không quân và hải quân mở rộng chiến tranh ra miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa. Đòi hỏi nhiệm vụ của miền Bắc phải thay đổi để ứng phó với âm mưu của địch.
Trước âm mưu và thủ đoạn của thực dân Mỹ, tháng 9-1964, Bộ Chính trị ra nghị quyết tiếp tục đẩy mạnh chiến tranh giải phóng ở miền Nam; đồng thời đó miền Bắc phải từng bước đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ.
Với tình hình đó, nhiệm vụ của 02 miền (nhiệm vụ của miền Bắc và nhiệm vụ của miền Nam) có sự khác biệt, trong đó:
- Miền Nam: tiếp tục đẩy mạnh chiến tranh giải phóng dân tộc.
- Miền Bắc: Chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, đồng thời phải sản xuất thực hiện nghĩa vụ hậu phương với miền Nam.
Như vậy, nhiệm vụ của miền Bắc trong giai đoạn 1965-1968 là phải vừa chiến đấu, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương.
Nhiệm vụ của miền Bắc trong giai đoạn 1965 – 1968 là gì? (Hình từ Internet)
Chương trình giáo dục được quy định như thế nào hiện nay?
Căn cứ vào Điều 8 Luật Giáo dục 2019 quy định về chương trình giáo dục gồm các nội dung sau:
- Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo.
- Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế. Chương trình giáo dục là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện.
- Chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa đối với giáo dục phổ thông; giáo trình và tài liệu giảng dạy đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.
- Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ hoặc kết hợp giữa tín chỉ và niên chế đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
Kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ, mô-đun mà người học tích lũy được khi theo học một chương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi cho môn học hoặc tín chỉ, mô-đun tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học chuyên ngành, nghề đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên cấp học, trình độ đào tạo cao hơn.
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc thực hiện chương trình giáo dục và việc công nhận về giá trị chuyển đổi kết quả học tập trong đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp quy định tại Điều 8 Luật Giáo dục 2019.
Đầu tư cho giáo dục hiện nay ra sao?
Điều 17 Luật Giáo dục 2019 quy định về đầu tư cho giáo dục như sau:
Đầu tư cho giáo dục
1. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là hoạt động đầu tư thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật.
2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; ưu tiên đầu tư cho phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có khu công nghiệp.
Nhà nước khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục.
3. Ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục.
Theo đó, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là hoạt động đầu tư thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định.
- Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; ưu tiên đầu tư cho phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có khu công nghiệp.
Nhà nước khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục.
- Ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục.