Loading


Những lý do Khi di chúc nhà đất có thể bị từ chối công chứng? Những ai không đủ điều kiện để công chứng di chúc liên quan đến nhà đất?

Khi thực hiện công chứng di chúc nhà đất những lý do nào có thể dẫn đến việc bị từ chối? Những ai không đủ điều kiện để công chứng di chúc liên quan đến nhà đất?

Nội dung chính

    Khi thực hiện công chứng di chúc nhà đất thì sẽ có những lý do nào có thể dẫn đến việc bị từ chối công chứng di chúc?

    Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 56 Luật Công chứng 2014, nếu thuộc một trong những trường hợp sau thì bị từ chối công chứng di chúc:

    - Người yêu cầu công chứng không phải là người lập di chúc (người lập di chúc không được ủy quyền mà phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc).

    - Công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên đề nghị người lập di chúc làm rõ, trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng di chúc đó.

    Lưu ý:

    Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó.

    Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó.

    Khi thực hiện công chứng di chúc nhà đất những lý do nào có thể dẫn đến việc bị từ chối? ( Hình từ internet)

    Những ai không đủ điều kiện để công chứng di chúc liên quan đến nhà đất?

    Ngoài những quy định về các trường hợp bị từ chối công chứng, pháp luật còn quy định tại Điều 637 Bộ luật Dân sự 2015 những người không được công chứng di chúc như sau:

    Người không được công chứng, chứng thực di chúc
    Công chứng viên, người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã không được công chứng, chứng thực đối với di chúc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
    2. Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
    3. Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

    Như vậy, những công chứng viên, người có thẩm quyền của UBND xã sẽ không được công chức di chúc liên quan đến thừa kế nhà đất nếu thuộc một trong 3 trường hợp sau:

    - Là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

    - Có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

    - Là người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

    Trong trường hợp đất đang được thế chấp thì có thể lập di chúc để lại tài sản này không?

    Căn cứ Điều 320 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

    Nghĩa vụ của bên thế chấp
    1. Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.
    2. Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.
    3. Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
    4. Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
    5. Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.
    6. Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.
    7. Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.
    8. Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này.

    Như vậy, theo quy định về nghĩa vụ của bên thế chấp, pháp luật không đặt ra hạn chế nào đối với quyền lập di chúc đối với tài sản đang thế chấp. Điều này có nghĩa là, ngay cả khi đang thế chấp đất đai, thì người có di sản vẫn có quyền lập di chúc cho tài sản đó. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, khi đến thời điểm thừa kế và mở di sản, người thụ hưởng di sản phải hoàn thành toàn bộ các nghĩa vụ mà người lập di chúc để lại. Chỉ khi các nghĩa vụ này được thực hiện đầy đủ, người thừa kế mới có thể tiến hành thủ tục khai nhận di sản theo quy định của pháp luật.

    saved-content
    unsaved-content
    56
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ