Nội dung phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất tại tỉnh Bình Định
Nội dung chính
Nội dung phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất tại tỉnh Bình Định
Theo quy định tại Điều 5 Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Bình Định ban hành kèm theo Quyết định 73/2024/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Định, nội dung phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất tại tỉnh Bình Định bao gồm:
- Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho người thực hiện công tác đăng ký biện pháp bảo đảm.
- Tổ chức triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai để tạo cơ sở cho việc thực hiện đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm; cung cấp, chia sẻ thông tin liên quan đến hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm.
- Bảo đảm nhân lực, kinh phí, trang bị cơ sở vật chất phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm.
- Kiểm tra, thanh tra, theo dõi thi hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến đăng ký biện pháp bảo đảm.
- Chế độ báo cáo, thống kê tình hình tổ chức và hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm.
- Thực hiện việc sơ kết, tổng kết công tác đăng ký biện pháp bảo đảm.
Bên cạnh đó, tại Điều 3 Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Bình Định ban hành kèm theo Quyết định 73/2024/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Định, thì mục đích phối hợp đăng ký biện pháp bảo đảm là:
- Bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất và có hiệu quả việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm.
- Phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong quan hệ phối hợp khi thực hiện nhiệm vụ.
- Kịp thời phối hợp giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc tổ chức thực hiện hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm.
Trong đó, việc phối hợp đăng ký bảo đảm với quyền sử dụng đất phải dựa trên cơ sở phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm.
Nội dung phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất tại tỉnh Bình Định (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm với quyền sử dụng đất gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 99/2022/NĐ-CP :
Hồ sơ đăng ký đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã được chứng nhận quyền sở hữu
1. Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 01a tại Phụ lục (01 bản chính).
2. Hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng bảo đảm có công chứng, chứng thực trong trường hợp Luật Đất đai, Luật Nhà ở, luật khác có liên quan quy định (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).
3. Giấy chứng nhận (bản gốc), trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định này.
Theo đó, Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã được chứng nhận quyền sở hữu bao gồm:
- Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 01a tại Phụ lục (01 bản chính).
- Hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng bảo đảm có công chứng, chứng thực trong trường hợp Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, luật khác có liên quan quy định (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).
-Giấy chứng nhận (bản gốc), trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định 99/2022/NĐ-CP.
Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm với quyền sử dụng đất nào thuộc huộc thẩm quyền của Văn phòng đăng ký đất đai?
Đăng ký biện pháp bảo đảm với quyền sử dụng đất thuộc huộc thẩm quyền của Văn phòng đăng ký đất đai được quy định tại Điều 25 Nghị định 99/2022/NĐ-CP như sau:
(1) Các trường hợp phải đăng ký:
- Thế chấp quyền sử dụng đất;
- Thế chấp nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận;
- Thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng công trình không phải là nhà ở, dự án đầu tư nông nghiệp, dự án phát triển rừng, dự án đầu tư khác có sử dụng đất đồng thời với quyền sử dụng đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê theo hình thức trả tiền một lần cho cả thời gian thuê;
- Đăng ký thay đổi, xóa đăng ký đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 25 Nghị định 99/2022/NĐ-CP.
(2) Các trường hợp đăng ký theo yêu cầu:
- Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, tài sản khác gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
- Thế chấp tài sản gắn liền với đất đã hình thành không phải là nhà ở mà pháp luật không quy định phải đăng ký quyền sở hữu và cũng chưa được đăng ký quyền sở hữu theo yêu cầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 25 Nghị định 99/2022/NĐ-CP;
- Chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hoặc từ hợp đồng mua bán tài sản khác gắn liền với đất sang đăng ký thế chấp đối với nhà ở, thế chấp đối với tài sản khác gắn liền với đất;
- Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
- Đăng ký thay đổi, xóa đăng ký đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và d khoản 2 Điều 25 Nghị định 99/2022/NĐ-CP.