Loading


Phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa trong trường hợp luồng không nằm sát bờ và luồng nằm sát bờ như thế nào?

Bảo vệ hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa như thế nào? Trường hợp luồng không nằm sát bờ và luồng nằm sát bờ thì phạm vi hành lang bảo vệ luồng được xác định như thế nào?

Nội dung chính

    Bảo vệ hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa như thế nào?

    Căn cứ khoản 3 Điều 32 Nghị định 08/2021/NĐ-CP về nội dung bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa quy định như sau:

    Nội dung bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
    ...
    3. Bảo vệ hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa
    a) Phạm vi hành lang bảo vệ luồng phải được bảo đảm duy trì kích thước, không được thu hẹp, tự ý lấn chiếm hành lang bảo vệ luồng;
    b) Trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng không được xây dựng nhà, các công trình khác, khai thác tài nguyên khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận; không đặt ngư cụ cố định trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng;
    c) Khi luồng thay đổi vào hành lang bảo vệ luồng, công trình, hoạt động khai thác khoáng sản, thủy sản, làng nghề, chợ nổi phải được di chuyển, thu hẹp hoặc thanh thải vật chướng ngại trên phạm vi luồng mới.
    ...

    Theo đó, việc bảo vệ hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa được thực hiện như sau:

    - Phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa phải được bảo đảm duy trì kích thước, không được thu hẹp, tự ý lấn chiếm hành lang bảo vệ luồng;

    - Trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng không được xây dựng nhà, các công trình khác, khai thác tài nguyên khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận; không đặt ngư cụ cố định trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng;

    - Khi luồng thay đổi vào hành lang bảo vệ luồng, công trình, hoạt động khai thác khoáng sản, thủy sản, làng nghề, chợ nổi phải được di chuyển, thu hẹp hoặc thanh thải vật chướng ngại trên phạm vi luồng mới.

    Phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa trong trường hợp luồng không nằm sát bờ và luồng nằm sát bờ như thế nào?

    Phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa trong trường hợp luồng không nằm sát bờ và luồng nằm sát bờ như thế nào? (Hình từ Internet)

    Phạm vi hành lang bảo vệ luồng trong trường hợp luồng không nằm sát bờ được xác định như thế nào?

    Căn cứ khoản 1 Điều 33 Nghị định 08/2021/NĐ-CP về phạm vi hành lang bảo vệ luồng quy định như sau:

    Phạm vi hành lang bảo vệ luồng
    Phạm vi hành lang bảo vệ luồng được xác định từ mép luồng trở ra mỗi bên, đối với luồng đã có trong quy hoạch được phê duyệt thì xác định theo cấp kỹ thuật quy hoạch, cụ thể như sau:
    1. Phạm vi hành lang bảo vệ luồng trong trường hợp luồng không nằm sát bờ
    a) Đối với luồng đường thủy nội địa trên hồ, vịnh, cửa sông ra biển, ven bờ biển và luồng cấp đặc biệt: từ 20 m đến 25 m;
    b) Đối với luồng đường thủy nội địa cấp I, cấp II: từ 15 m đến 20 m;
    c) Đối với luồng đường thủy nội địa cấp III, cấp IV: từ 10 đến 15 m;
    d) Đối với luồng đường thủy nội địa cấp V, cấp VI: là 10 m.
    ...

    Như vậy, phạm vi hành lang bảo vệ luồng được xác định từ mép luồng trở ra mỗi bên. Đối với luồng đã có trong quy hoạch được phê duyệt, phạm vi này sẽ được xác định theo cấp kỹ thuật quy hoạch.

    Trong đó, phạm vi hành lang bảo vệ luồng trong trường hợp luồng không nằm sát bờ được xác định như sau:

    - Đối với luồng đường thủy nội địa trên hồ, vịnh, cửa sông ra biển, ven bờ biển và luồng cấp đặc biệt từ 20 đến 25m;

    - Đối với luồng đường thủy nội địa cấp I, cấp II: từ 15 đến 20m;

    - Đối với luồng đường thủy nội địa cấp III, cấp IV từ 10 đến 15m;

    - Đối với luồng đường thủy nội địa cấp V, cấp VI là 10m.

    Phạm vi hành lang bảo vệ luồng trong trường hợp luồng nằm sát bờ được xác định như thế nào?

    Căn cứ khoản 2 Điều 33 Nghị định 08/2021/NĐ-CP về phạm vi hành lang bảo vệ luồng quy định như sau:

    Phạm vi hành lang bảo vệ luồng
    ...
    2. Phạm vi hành lang bảo vệ luồng trong trường hợp luồng nằm sát bờ được tính từ mép bờ tự nhiên trở vào phía bờ ít nhất là 5 m; trường hợp luồng đi qua khu vực thành phố, thị xã, thị trấn thì phạm vi hành lang bảo vệ luồng là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
    ...

    Theo đó, phạm vi hành lang bảo vệ luồng trong trường hợp luồng nằm sát bờ được tính từ mép bờ tự nhiên trở vào phía bờ ít nhất là 5m.

    Trường hợp luồng đi qua khu vực thành phố, thị xã, thị trấn thì phạm vi hành lang bảo vệ luồng là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    saved-content
    unsaved-content
    53
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ