Loading

14:13 - 23/12/2024

Phân công cơ quan soạn thảo văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8?

Phân công cơ quan soạn thảo văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8?

Nội dung chính

    Phân công cơ quan soạn thảo văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8?

    Ngày 19/12/2024, Thủ tướng Chính chính phủ đã ban hành Quyết định 1610/QĐ-TTg về việc ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp 8.

    Trong đó, căn cứ quy định tại Điều 1 Quyết định 1610/QĐ-TTg năm 2024, Thủ tướng đã quyết định ban hành kèm theo Quyết định 1610/QĐ-TTg năm 2024 Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

    Đồng thời Điều 2 Quyết định 1610/QĐ-TTg năm 2024 quy định:

    1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm về nội dung đề xuất ban hành văn bản quy định chi tiết, bảo đảm đầy đủ nội dung giao quy định chi tiết, đúng thẩm quyền và thời hạn ban hành văn bản để có hiệu lực đồng thời với luật, nghị quyết hoặc nội dung giao quy định chi tiết. Trường hợp cần thay đổi, bổ sung để xuất thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ báo cáo Lãnh đạo Chính phủ phụ trách ngành, lĩnh vực xem xét, quyết định.
    2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết có trách nhiệm:
    a) Trực tiếp phụ trách, chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chất lượng, tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết theo Quyết định này;
    b) Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện; kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị và người đứng đầu được phân công chủ trì soạn thảo, trình văn bản để xảy ra tình trạng chậm ban hành hoặc ban hành văn bản không đảm bảo chất lượng;
    c) Chủ động phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan kịp thời giải quyết hoặc báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực về khó khăn, vướng mắc trong quá trình soạn thảo và đề xuất biện pháp xử lý.
    3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp chặt chẽ với Tòa án nhân dân tối cao trong việc rà soát, đề xuất các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Tư pháp người chưa thành niên, đưa vào Kế hoạch triển khai thi hành Luật, bảo đảm đầy đủ nội dung giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định chi tiết và thời hạn ban hành văn bản để có hiệu lực đồng thời với Luật.
    4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được giao phối hợp soạn thảo văn bản quy định chi tiết có trách nhiệm chủ động phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản.
    5. Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thẩm định, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đầy nhanh tiến độ xử lý các hồ sơ dự thảo văn bản được các Bộ, cơ quan ngang bộ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
    6. Cho phép áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với các văn bản được xác định cụ thể ở mục Ghi chú tại Danh mục kèm theo Quyết định này; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm về đề xuất ban hành văn bản theo thủ tục rút gọn và đảm bảo lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản.
    7. Định kỳ ngày 25 hằng tháng, cơ quan chủ trì soạn thảo cập nhật thông tin về tình hình, tiến độ soạn thảo văn bản quy định chi tiết và gửi Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường kỳ.
    8. Bộ Tư pháp phối hợp Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc ban hành văn bản quy định chi tiết của các bộ, cơ quan ngang bộ; báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ để xảy ra tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản.
    9. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tiến hành rà soát các văn bản để sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, ban hành mới các văn bản theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành, bảo đảm sự phù hợp và kịp thời triển khai thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
    10. Bãi bỏ nhiệm vụ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì soạn thảo Nghị định quy định chi tiết khoản 1 Điều 39 Luật Thủ đô về thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và Nghị định quy định chi tiết Điều 40 Luật Thủ đô về hợp đồng xây dựng - chuyển giao được phân công tại Quyết định số 717/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp 7.

    Như vậy, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm về việc soạn thảo văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp 8 theo quy định trên.

    Tải về Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp 8.

    Phân công cơ quan soạn thảo văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8?

    Phân công cơ quan soạn thảo văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8? (Hình từ Internet)

    Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có nhiệm vụ và quyền hạn gì với tư cách là thành viên Chính phủ?

    Điều 33 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định:

    Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là thành viên Chính phủ
    1. Tham gia giải quyết các công việc chung của tập thể Chính phủ; cùng tập thể Chính phủ quyết định và liên đới chịu trách nhiệm các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
    2. Đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chủ trương, chính sách, cơ chế, văn bản pháp luật cần thiết thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chủ động làm việc với Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ về công việc của Chính phủ và công việc khác có liên quan; chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung và tiến độ trình các đề án, dự án, văn bản pháp luật được giao.
    3. Tham dự phiên họp Chính phủ và tham gia biểu quyết tại phiên họp Chính phủ.
    4. Thực hiện các công việc cụ thể theo ngành, lĩnh vực được phân công hoặc ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành pháp luật, việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và các quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về ngành, lĩnh vực được phân công.
    5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ ủy quyền.

    Như vậy, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là thành viên Chính phủ có các nhiệm vụ và quyền hạn nêu trên.

    Quyết định 1610/QĐ-TTg năm 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 19/12/2024.

    saved-content
    unsaved-content
    45