Pháp luật có cấm người tiêu dùng mua xăng bằng chai, bằng can đem về không?

Người tiêu dùng mua xăng bằng chai, bằng can đem có được không? Xử phạt hành vi vi phạm về bán lẻ xăng dầu như thế nào?

Nội dung chính

    Pháp luật có cấm người tiêu dùng mua xăng bằng chai, bằng can đem về không?

    Căn cứ Điều 35 Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định mức phạt với hành vi vi phạm quy định khác về bán lẻ xăng dầu như sau:

    Hành vi vi phạm quy định khác về bán lẻ xăng dầu
    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không ghi hoặc không ghi rõ thời gian bán hàng tại khu vực bán hàng theo quy định.
    2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bán xăng dầu qua các cột bơm mini, trụ bơm lắc tay, qua thùng, can chai và các dụng cụ chứa đựng khác trừ thương nhân là hộ kinh doanh, trạm cấp phát xăng dầu thuộc lực lượng vũ trang (quốc phòng, công an) thuộc địa bàn miền núi, vùng cao theo quy định của pháp luật được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép làm đại lý bán lẻ xăng dầu với quy mô, trang thiết bị phù hợp với điều kiện kinh doanh xăng dầu ở khu vực đó.
    3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thời gian bán hàng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
    4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    a) Giảm thời gian bán hàng so với thời gian niêm yết hoặc so với thời gian bán hàng trước đó mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
    b) Không bán hàng, ngừng bán hàng khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
    c) Giảm lượng hàng bán ra so với thời gian trước đó mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
    5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi bán xăng dầu qua các trụ bơm xăng dầu tự động hoặc cột bơm di động khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
    6. Hình thức xử phạt bổ sung:
    Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều này.
    7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và 5 Điều này.

    Như vậy, hiện tại pháp luật không có điều khoản nào cấm người tiêu dùng mua xăng bằng chai, bằng can đem về. Bởi xăng dầu không chỉ phục vụ cho nhu cầu về phương tiện đi lại như xe ô tô, xe máy… mà rất nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ có thể dùng để chạy động cơ như các hộ dùng để vận hành máy xay sát tại nhà, hoặc một số hộ mua xăng dầu để chạy ghe, thuyền tại vùng sông nước và rất nhiều loại động cơ khác…

    Pháp luật có cấm người tiêu dùng mua xăng bằng chai, bằng can đem về không? (hình từ internet)

    Pháp luật có cấm người tiêu dùng mua xăng bằng chai, bằng can đem về không? (hình từ internet)

    Phóng hỏa đốt nhà người khác bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu?

    Căn cứ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

    Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
    ...
    2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
    a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
    b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
    c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
    d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
    đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
    e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
    3. Hình thức xử phạt bổ sung:
    a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
    b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
    4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;
    b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;
    c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

    Như vậy, theo quy định thì hành vi phóng hỏa đốt nhà người khác có thể được xem là tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.

    Đối với hành vi này, nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì người thực hiện có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

    Ngoài ra, còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Người thực hiện hành vi vi phạm cũng phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với tài sản bị phóng hỏa.

    Lưu ý: Mức xử lý vi phạm hành chính này chỉ áp dụng với cá nhân vi phạm, với tổ chức mức xử phạt sẽ nhân hai cho cùng hành vi (theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

    Phóng hỏa đốt nhà người khác làm chết nhiều người bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

    Hành vi phóng hỏa đốt nhà người khác làm người chết có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đồng thời cả hai tội danh “Giết người” theo Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 và “Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” theo Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015

    Căn cứ theo điểm a và điểm l khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội giết người như sau: 

    Tội giết người
    1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
    a) Giết 02 người trở lên;
    b) Giết người dưới 16 tuổi;
    c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
    d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
    đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
    e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
    g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
    h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
    i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
    k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
    l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

    Như vậy, hành vi phóng hỏa đốt nhà người khác gây hậu quả dẫn đến chết nhiều người có thể áp dụng khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

    saved-content
    unsaved-content
    41
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT