Xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính dựa trên những nguyên tắc nào?

Xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính dựa trên những nguyên tắc nào?

Nội dung chính

    Xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính dựa trên những nguyên tắc nào?

    Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 65/2022/TT-BTC giải thích về số lợi bất hợp phát do vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 37 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012; điểm e, khoản 3, Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP và khoản 2, Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ- CP là vật, tiền, giấy tờ có giá hoặc tài sản khác có được từ hành vi vi phạm hành chính mà tổ chức, cá nhân đó đã thực hiện trong lĩnh vực hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

    Đồng thời, căn cứ vào Điều 3 Thông tư 65/2022/TT-BTC quy định về nguyên tắc xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính như sau:

    Nguyên tắc xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính
    1. Việc xác định số lợi bất hợp pháp do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thực hiện và ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
    2. Số lợi bất hợp pháp được xác định từ khi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính đến thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm hoặc có quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
    3. Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì xác định số lợi bất hợp pháp có được theo từng hành vi vi phạm hành chính.
    Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính nhiều lần thì xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo từng lần.

    Như vậy, xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính dự trên những nguyên tắc quy định trên.

    Xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính dựa trên những nguyên tắc nào?

    Xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính dựa trên những nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)

    Xác định số lợi bất hợp pháp là tiền như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 65/2022/TT-BTC quy định về xác định số lợi bất hợp pháp là tiền

    - Số lợi bất hợp pháp có được bằng tiền là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ hành vi vi phạm hành chính và được tính bằng số tiền thu được từ việc chuyển nhượng, tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ vi phạm sau khi đã trừ chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa, dịch vụ căn cứ vào hồ sơ, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó do tổ chức, cá nhân vi phạm cung cấp.

    - Căn cứ để xác định số tiền tổ chức, cá nhân vi phạm có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính bằng (=) số lượng hàng hóa, khối lượng dịch vụ đã chuyển nhượng, tiêu thụ nhân (x) với đơn giá hàng hóa, dịch vụ trừ (-) chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa hoặc dịch vụ (nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có đầy đủ hồ sơ, chứng từ để chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó). Cụ thể:

    + Số lượng hàng hóa hoặc khối lượng dịch vụ đã chuyển nhượng, tiêu thụ được xác định trên cơ sở kê khai của tổ chức, cá nhân vi phạm và kiểm tra, xác minh của người có thẩm quyền xử phạt;

    + Đơn giá hàng hóa, dịch vụ được xác định trên cơ sở hồ sơ, chứng từ của tổ chức, cá nhân vi phạm. Trường hợp không có hồ sơ, chứng từ để xác định thì đơn giá được xác định theo giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ tương tự tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.

    Trường hợp không xác định được số lượng, khối lượng, đơn giá thì số lợi bất hợp pháp có được là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ việc chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định.

    - Trường hợp các tổ chức, cá nhân nhận gia công cho thương nhân nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm thì số lợi bất hợp pháp có được từ hoạt động gia công hàng hóa là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ hoạt động gia công (tiền thuê, phí gia công) trừ (-) chi phí trực tiếp cấu thành nên tiền thuê gia công, tiền phí gia công (nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có đầy đủ hồ sơ, chứng từ để chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó).

    Trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hàng hóa gia công thì số lợi bất hợp pháp phải nộp vào ngân sách nhà nước là toàn bộ số tiền nêu trên cộng (+) số tiền bằng với trị giá tang vật vi phạm hành chính có được do đã chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.

    - Trường hợp chuyển nhượng, tiêu thụ hàng cấm, hàng giả, hàng hóa nhập lậu hoặc cung cấp dịch vụ kinh doanh có điều kiện thì số lợi bất hợp pháp có được bằng tiền là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ việc chuyển nhượng, tiêu thụ hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ đó.

    Xác định số lợi bất hợp pháp là giấy tờ có giá như thế nào?

    Căn cứ vào Điều 6 Thông tư 65/2022/TT-BTC quy định về xác định số lợi bất hợp pháp là giấy tờ có giá như sau:

    - Số lợi bất hợp pháp có được bằng giấy tờ có giá là toàn bộ giấy tờ có giá mà tổ chức, cá nhân vi phạm thu được từ hành vi vi phạm hành chính.

    - Giấy tờ có giá quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 65/2022/TT-BTC là các loại giấy tờ có giá theo quy định Bộ Luật Dân sự 2015 và các loại giấy tờ có giá khác theo quy định của Luật chuyên ngành.

    - Trường hợp giấy tờ có giá đã được chuyển nhượng thì số lợi bất hợp pháp được xác định bằng số tiền thực tế thu được tại thời điểm chuyển nhượng.

    Trường hợp giấy tờ có giá đã bị tẩu tán, tiêu hủy thì số lợi bất hợp pháp được xác định theo giá trị sổ sách của tổ chức phát hành giấy tờ có giá tại thời điểm tẩu tán, tiêu hủy.

    saved-content
    unsaved-content
    72
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT