Phát hiện hành vi vi phạm của cán bộ trong quản lý đất đai có phải là căn cứ để kiểm tra chuyên ngành đất đai không?
Nội dung chính
Phát hiện hành vi vi phạm của cán bộ trong quản lý đất đai có phải là căn cứ để kiểm tra chuyên ngành đất đai không?
Theo quy định tại Điều 103 Nghị định 102/2024/NĐ-CP như sau:
Căn cứ, thẩm quyền, trách nhiệm, nội dung và hình thức kiểm tra chuyên ngành đất đai
1. Căn cứ kiểm tra
a) Kế hoạch kiểm tra định kỳ hằng năm;
b) Chỉ đạo của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý nhà nước về đất đai;
c) Thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng về các vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai;
d) Khi phát hiện có hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức trong quản lý đất đai khi thi hành công vụ.
2. Thẩm quyền ban hành kế hoạch kiểm tra, quyết định kiểm tra và trách nhiệm thực hiện
a) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng cơ quan có chức năng quản lý chuyên ngành về đất đai trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kế hoạch kiểm tra, quyết định kiểm tra đối với lĩnh vực đất đai trên phạm vi cả nước.
Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng cơ quan có chức năng quản lý đất đai trực thuộc Ủy ban nhân dân các cấp ban hành kế hoạch kiểm tra, quyết định kiểm tra đối với lĩnh vực đất đai trên phạm vi địa bàn quản lý;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường và cơ quan có chức năng quản lý chuyên ngành về đất đai trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ, công chức, viên chức thực hiện chức năng quản lý đất đai chịu trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra chuyên ngành đất đai;
...
Như vậy, khi phát hiện cán bộ, công chức, viên chức trong quản lý đất đai khi thi hành công vụ có hành vi vi phạm là một trong những căn cứ để kiểm tra chuyên ngành đất đai.
Phát hiện hành vi vi phạm của cán bộ trong quản lý đất đai có phải là căn cứ để kiểm tra chuyên ngành đất đai không? (Ảnh từ Internet)
Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đất đai có các nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 234 Luật Đất đai 2024 như sau:
Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đất đai, kiểm toán đất đai
...
5. Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đất đai có các nhiệm vụ sau đây:
a) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan nhà nước, người sử dụng đất trong việc quản lý, sử dụng đất đai;
b) Đôn đốc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật đất đai; phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra về đất đai, quy trình, thủ tục tiến hành thanh tra về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
7. Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất đai theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đất đai có 02 nhiệm vụ chính như sau:
(1) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan nhà nước, người sử dụng đất trong việc quản lý, sử dụng đất đai.
(2) Đôn đốc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật đất đai; phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
Việc cung cấp và phản ánh thông tin về quản lý, sử dụng đất đai thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 102 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định về việc cung cấp và phản ánh thông tin về quản lý, sử dụng đất đai như sau:
Cung cấp và phản ánh thông tin về quản lý, sử dụng đất đai
Việc cung cấp và phản ánh thông tin về quản lý, sử dụng đất đai thực hiện như sau:
1. Cơ quan có chức năng quản lý đất đai, công chức làm công tác địa chính cấp xã có trách nhiệm báo cáo và cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời, khách quan các thông tin về quản lý, sử dụng đất đai; kết quả thực hiện các đề án, dự án về quản lý đất đai cho Ủy ban nhân dân cùng cấp và cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp trên để cập nhật vào hệ thống theo dõi và đánh giá đối với việc quản lý, sử dụng đất đai.
2. Các bộ, ngành và các cơ quan có liên quan có trách nhiệm báo cáo và cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời, khách quan các thông tin có liên quan về quản lý, sử dụng đất đai trong phạm vi nhiệm vụ quản lý của mình.
3. Tổ chức, cá nhân phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời, khách quan các thông tin về quản lý, sử dụng đất đai cho cơ quan có chức năng quản lý đất đai, Ủy ban nhân dân các cấp để cập nhật vào hệ thống theo dõi và đánh giá đối với việc quản lý, sử dụng đất đai.
Như vậy, việc cung cấp và phản ánh thông tin về quản lý, sử dụng đất đai được quy định rõ ràng, yêu cầu sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, các bộ, ngành liên quan, cũng như tổ chức và cá nhân.
Theo đó, cơ quan có chức năng quản lý đất đai có trách nhiệm báo cáo và cung cấp đầy đủ thông tin về quản lý, sử dụng đất đai.
Các bộ, ngành và các cơ quan có liên quan có trách nhiệm báo cáo và cung cấp đầy đủ thông tin có liên quan về quản lý, sử dụng đất đai trong phạm vi nhiệm vụ quản lý của mình.
Tổ chức, cá nhân phản ánh đầy đủ, chính xác thông tin về quản lý, sử dụng đất đai cho cơ quan có chức năng cập nhật vào hệ thống theo dõi và đánh giá.