Loading


Phát triển công trình ngầm có được nhà nước khuyến khích đầu tư vào sử dụng đất đai không?

Phát triển công trình ngầm có được nhà nước khuyến khích đầu tư vào sử dụng đất đai không?

Nội dung chính

    Phát triển công trình ngầm có được nhà nước khuyến khích đầu tư vào sử dụng đất đai không?

    Căn cứ vào khoản 5 Điều 8 Luật Đất đai 2024 quy định về khuyến khích đầu tư vào sử dụng đất đai như sau:

    Khuyến khích đầu tư vào sử dụng đất đai
    1. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
    2. Bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất; xử lý đất, đất có mặt nước bị ô nhiễm, phục hồi đất bị thoái hóa.
    3. Lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất bãi bồi ven sông, ven biển, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng theo quy định của Luật này.
    4. Tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp quy mô lớn.
    5. Phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng giá trị của đất, phát triển công trình ngầm.
    6. Phát triển văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường.

    Như vậy, phát triển công trình ngầm là một trong những nội dung mà nhà nước khuyến khích đầu tư vào sử dụng đất đai.

    Phát triển công trình ngầm có được nhà nước khuyến khích đầu tư vào sử dụng đất đai không?

    Phát triển công trình ngầm có được nhà nước khuyến khích đầu tư vào sử dụng đất đai không? (Hình từ Internet)

    Đất xây dựng công trình ngầm gồm những loại đất nào?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 216 Luật Đất đai 2024, quy định về đất xây dựng công trình ngầm như sau:

    Đất xây dựng công trình ngầm
    1. Đất xây dựng công trình ngầm bao gồm đất xây dựng công trình trên mặt đất phục vụ cho việc vận hành, khai thác sử dụng công trình ngầm và không gian dưới lòng đất để xây dựng công trình trong lòng đất mà công trình này không phải là phần ngầm của công trình xây dựng trên mặt đất.
    2. Người sử dụng đất được chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại không gian dưới lòng đất sau khi được Nhà nước xác định theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về quy hoạch đô thị, pháp luật về kiến trúc.
    3. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng vốn, kỹ thuật, công nghệ thực hiện các dự án xây dựng công trình ngầm đồng thời có chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, đất xây dựng công trình ngầm bao gồm:

    - Đất xây dựng công trình trên mặt đất phục vụ cho việc vận hành, khai thác sử dụng công trình ngầm và

    - Không gian dưới lòng đất để xây dựng công trình trong lòng đất mà công trình này không phải là phần ngầm của công trình xây dựng trên mặt đất.

    Việc sử dụng đất xây dựng công trình ngầm phải bảo đảm các yêu cầu nào?

    Căn cứ tại khoản 4 Điều 216 Luật Đất đai 2024, quy định về sử dụng đất xây dựng công trình ngầm phải bảo đảm các yêu cầu như sau:

    Đất xây dựng công trình ngầm
    ...
    4. Việc sử dụng đất xây dựng công trình ngầm phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
    a) Bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
    b) Phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị;
    c) Bồi thường theo quy định của pháp luật đối với trường hợp gây thiệt hại đến việc sử dụng đất của người sử dụng đất trên bề mặt của công trình ngầm;
    d) Việc xây dựng công trình ngầm phải được thực hiện theo dự án đầu tư hoặc hạng mục của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật;
    đ) Tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng.
    5. Việc giao đất, cho thuê đất đối với đất xây dựng công trình trên mặt đất phục vụ cho việc vận hành, khai thác sử dụng công trình ngầm được thực hiện theo quy định sau đây:
    a) Giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với trường hợp sử dụng đất xây dựng công trình trên mặt đất phục vụ cho việc vận hành, khai thác sử dụng công trình ngầm không nhằm mục đích kinh doanh;
    b) Cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm đối với trường hợp sử dụng đất xây dựng công trình trên mặt đất phục vụ cho việc vận hành, khai thác sử dụng công trình ngầm nhằm mục đích kinh doanh.
    6. Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với đất xây dựng công trình ngầm được thực hiện theo quy định sau đây:
    a) Chủ đầu tư dự án xây dựng công trình ngầm được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với diện tích đất xây dựng công trình trên mặt đất phục vụ cho việc vận hành, khai thác sử dụng công trình ngầm và được thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật này;
    b) Chủ đầu tư dự án xây dựng công trình ngầm được chứng nhận quyền sở hữu đối với công trình ngầm dưới mặt đất và thực hiện quyền của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
    7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Như vậy, việc sử dụng đất xây dựng công trình ngầm phải bảo đảm các yêu cầu cụ thể sau đây:

    - Bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

    - Phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị;

    - Bồi thường theo quy định của pháp luật đối với trường hợp gây thiệt hại đến việc sử dụng đất của người sử dụng đất trên bề mặt của công trình ngầm;

    - Việc xây dựng công trình ngầm phải được thực hiện theo dự án đầu tư hoặc hạng mục của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật;

    - Tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng.

    saved-content
    unsaved-content
    62