Loading


Phát triển nhà ở khu vực nông thôn cần phải phù hợp với chương trình xây dựng nông thôn mới không?

Phát triển nhà ở khu vực nông thôn cần phải phù hợp với chương trình xây dựng nông thôn mới không? Chính sách phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Phát triển nhà ở khu vực nông thôn cần phải phù hợp với chương trình xây dựng nông thôn mới không?

    Căn cứ theo khoản 7 Điều 5 Luật Nhà ở 2023 quy định yêu cầu chung về phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở như sau:

    Yêu cầu chung về phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở
    ...
    7. Đối với khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo thì việc phát triển nhà ở phải phù hợp với chương trình xây dựng nông thôn mới, phong tục, tập quán của từng dân tộc, điều kiện tự nhiên của từng vùng, miền; từng bước xóa bỏ việc du canh, du cư, bảo đảm phát triển nông thôn bền vững; khuyến khích phát triển nhà ở theo dự án, nhà ở nhiều tầng.

    Như vậy, đối với khu vực nông thôn thì việc phát triển nhà ở phải phù hợp với chương trình xây dựng nông thôn mới theo như quy định trên.

    - Ngoài ra phải phù hợp với phong tục, tập quán của từng dân tộc, điều kiện tự nhiên của từng vùng, miền; từng bước xóa bỏ việc du canh, du cư, bảo đảm phát triển nông thôn bền vững; khuyến khích phát triển nhà ở theo dự án, nhà ở nhiều tầng theo quy định như trên.

    Phát triển nhà ở khu vực nông thôn cần phải phù hợp với chương trình xây dựng nông thôn mới không?

    Phát triển nhà ở khu vực nông thôn cần phải phù hợp với chương trình xây dựng nông thôn mới không? (Hình từ Internet)

    Chính sách phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở quy định như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 4 Luật Nhà ở 2023 quy định chính sách phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở như sau:

    (1) Nhà nước có chính sách phát triển nhà ở, tạo điều kiện để mọi người đều có chỗ ở thông qua việc thúc đẩy phát triển đa dạng các loại hình nhà ở, bao gồm nhà ở để bán, cho thuê mua, cho thuê phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của cá nhân, gia đình, hỗ trợ vốn để cải tạo, xây dựng lại nhà ở;

    - Nhà nước đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư công (sau đây gọi chung là vốn đầu tư công) để cho thuê, cho thuê mua.

    (2) Nhà nước có trách nhiệm tạo quỹ đất ở thông qua phê duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng.

    (3) Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách về quy hoạch, đất đai, tài chính, tín dụng, về nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, vật liệu xây dựng mới để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển nhà ở để bán, cho thuê mua, cho thuê theo cơ chế thị trường.

    (4) Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi về tài chính về đất đai, tín dụng dài hạn với lãi suất ưu đãi, cơ chế ưu đãi tài chính khác và hỗ trợ từ nguồn vốn của Nhà nước để thực hiện chính sách về nhà ở xã hội, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

    (5) Nhà nước có chính sách khuyến khích việc nghiên cứu và ban hành thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đối với từng loại nhà ở phù hợp với từng khu vực, từng vùng, miền;

    Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển nhà ở tiết kiệm năng lượng.

    (6) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm quy hoạch, bố trí diện tích đất, đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo quy định Luật Nhà ở 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    (7) Nhà nước có chính sách về quản lý, sử dụng nhà ở bảo đảm hiệu quả, an toàn, đúng mục đích và công năng sử dụng của nhà ở.

    Như vậy, chính sách phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở được thực hiện theo như quy định trên.

    Khi nào xác lập quyền sở hữu nhà ở?

    Căn cứ theo Điều 12 Luật Nhà ở 2023 quy định thời điểm xác quyền sở hữu nhà ở như sau:

    - Trường hợp trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở là thời điểm đã hoàn thành việc xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng.

    - Trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở mà không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 12 Luật Nhà ở 2023 thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở là thời điểm bên mua, bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền mua, tiền thuê mua và đã nhận bàn giao nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

    - Trường hợp góp vốn, tặng cho, đổi nhà ở thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở là thời điểm bên nhận góp vốn, bên nhận tặng cho, bên nhận đổi đã nhận bàn giao nhà ở từ bên góp vốn, bên tặng cho, bên đổi nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

    - Trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở giữa chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở với người mua, người thuê mua thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.

    - Trường hợp thừa kế nhà ở thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

    - Trường hợp khác thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

    - Giao dịch về nhà ở quy định tại các khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 12 Luật Nhà ở 2023 phải tuân thủ điều kiện về giao dịch nhà ở và hợp đồng phải có hiệu lực theo quy định Luật Nhà ở 2023.

    Như vậy, xác lập quyền sở hữu nhà ở được thực hiện tại thời điểm theo quy định như trên.

    saved-content
    unsaved-content
    44