Loading

12:20 - 04/01/2025

Nghị định 168 quy định mức phạt khi điều khiển phương tiện sử dụng còi trong khu đông dân cư sau 22 giờ

Sử dụng còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Nghị định 168 bị phạt bao nhiêu?

Nội dung chính

    Mức phạt khi điều khiển phương tiện sử dụng còi trong khu đông dân cư sau 22 giờ là bao nhiêu? 

    Sử dụng còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định đối với xe ô tô, xe máy về mức phạt như sau:  

    (1) Đối với xe ô tô

    Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
    1. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    ...
    đ) Sử dụng còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.
    ...

    Như vậy, phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng khi sử dụng còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định đối với người điều khiển xe ô tô.  

    (2) Đối với xe máy

    Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định: 

    Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
    1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    ...
    i) Sử dụng còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
    ...

    Ngoài ra, mức phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm mà gây tai nạn giao thông căn cứ theo điểm b Khoản 10 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP như sau: 

    Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
    ...

    10. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    ...
    b) Vi phạm quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 1; điểm c, điểm đ, điểm g khoản 2; điểm b, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k khoản 3; điểm đ khoản 4; điểm c, điểm d khoản 6; điểm c, điểm d, điểm đ khoản 7; điểm a, điểm b, điểm h, điểm k khoản 9 Điều này.

    ...

    Đồng thời, điểm d khoản 13 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định mức bị trừ điểm giấy phép lái xe 04 điểm khi điều khiển xe máy sử dụng còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

    Nghị định 168 quy định mức phạt khi điều khiển phương tiện sử dụng còi trong khu đông dân cư sau 22 giờ (hình từ internet)

    Nghị định 168 quy định mức phạt khi điều khiển phương tiện sử dụng còi trong khu đông dân cư sau 22 giờ (hình từ internet)

    Trưởng Công an cấp huyện có thẩm quyền xử phạt người lái xe sử dụng còi xe không đúng quy định không?

    Theo Điều 43 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau: 

    Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
    1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
    a) Phạt cảnh cáo;
    b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
    2. Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
    a) Phạt cảnh cáo;
    b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
    3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động có quyền:
    a) Phạt cảnh cáo;
    b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
    c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng;
    d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
    4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh bao gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động có quyền:
    a) Phạt cảnh cáo;
    b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
    ..

    Theo đó, phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với xe máy và phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với xe ô tô sử dụng còi xe trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

    Như vậy, Trưởng Công an cấp huyện có thẩm quyền phạt tiền đến 2.500.000 đồng. Trưởng Công an cấp huyện có thẩm quyền xử phạt người lái xe sử dụng còi xe không đúng thời gian quy định.

    saved-content
    unsaved-content
    80