Loading

12:00 - 04/01/2025

Tài xế lái xe ô tô kinh doanh vận tải không được lái xe ô tô quá bao nhiêu giờ trên ngày và trên tuần?

Tài xế lái xe ô tô kinh doanh vận tải không được lái xe ô tô quá bao nhiêu giờ trên ngày và trên tuần?

Nội dung chính

    Tài xế lái xe ô tô kinh doanh vận tải không được lái xe ô tô quá bao nhiêu giờ trên ngày và trên tuần?

    Căn cứ Điều 64 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định:

    Thời gian làm việc của người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ
    1. Thời gian lái xe của người lái xe ô tô không quá 10 giờ trong một ngày và không quá 48 giờ trong một tuần; lái xe liên tục không quá 04 giờ và bảo đảm các quy định có liên quan của Bộ luật Lao động.
    2. Đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị hoạt động vận tải nội bộ và người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ chịu trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều này.

    Căn cứ quy định trên, đối với xe ô tô kinh doanh vận tải, người lái xe ô tô kinh doanh vận tải, tài xế lái xe ô tô không được lái xe ô tô quá 10 giờ trong một ngày và 48 giờ trong một tuần.

    Tài xế lái xe ô tô kinh doanh vận tải không được lái xe ô tô quá 10 giờ trên ngày và 48 giờ trong một tuần từ 2025?

    Tài xế lái xe ô tô kinh doanh vận tải không được lái xe ô tô quá 10 giờ trên ngày và 48 giờ trong một tuần từ 2025? (Hình từ Internet)

    Tài xế lái xe ô tô kinh doanh vận tải lái xe quá 10 giờ trên ngày và 48 giờ trong một tuần bị phạt bao nhiêu tiền?

    Khoản 5 Điều 21 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:

    Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ với xe ô tô vận chuyển hàng hóa
    ...
    5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 30% đến 50%;
    b) Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 64 của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; không thực hiện đúng quy định về thời gian nghỉ giữa hai lần lái xe liên tục của người lái xe;
    c) Điều khiển xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không lắp thiết bị giám sát hành trình hoặc có lắp thiết bị giám sát hành trình nhưng không có tác dụng trong quá trình xe tham gia giao thông theo quy định hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình lắp trên xe ô tô;
    d) Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 30% đến 50%.

    Căn cứ quy định này, người điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 (trong đó có trường hợp tài xế lái xe ô tô kinh doanh vận tải lái xe quá 10 giờ trên ngày và 48 giờ trong một tuần) có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

    Xe ô tô kinh doanh vận tải phải đáp ứng những điều kiện gì?

    Khoản 2 Điều 35 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định:

    Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ
    ...
    2. Xe ô tô kinh doanh vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình. Xe ô tô chở người từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương phải lắp thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe.
    ...

    Như vậy, xe ô tô kinh doanh vận tải phải đáp ứng những điều kiện theo quy định trên.

    saved-content
    unsaved-content
    85