Loading


Phương án đấu giá quyền sử dụng đất bao gồm những nội dung gì? Cơ quan nào có thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất?

Phương án đấu giá quyền sử dụng đất bao gồm những nội dung gì? Cơ quan nào có thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất?

Nội dung chính

    Phương án đấu giá quyền sử dụng đất bao gồm những nội dung gì?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 55 Nghị định 102/2024/NĐ-CP:

    Phương án đấu giá quyền sử dụng đất bao gồm những nội dung chính sau đây:

    - Vị trí, diện tích, loại đất, tài sản gắn liền với các thửa đất, khu đất đấu giá (nếu có);

    - Hình thức giao đất, cho thuê đất, thời hạn sử dụng của các thửa đất, khu đất khi đấu giá quyền sử dụng đất;

    - Dự kiến thời gian tổ chức thực hiện đấu giá;

    - Đối tượng và điều kiện được tham gia đấu giá;

    - Chi phí tổ chức thực hiện việc đấu giá;

    - Dự kiến giá khởi điểm, khoản tiền đặt trước phải nộp khi tham gia đấu giá và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;

    - Các nội dung khác do cơ quan có thẩm quyền quyết định phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế của địa phương.

    Phương án đấu giá quyền sử dụng đất bao gồm những nội dung gì? Cơ quan nào có thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất? (Hình từ Internet)

    Phương án đấu giá quyền sử dụng đất bao gồm những nội dung gì? Cơ quan nào có thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất? (Hình từ Internet)

    Cơ quan nào có thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 125 Luật Đất đai 2024:

    Giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất
    ...
    5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây:
    a) Hằng năm phải công bố kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất trên Cổng thông tin đấu giá quyền sử dụng đất quốc gia, cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
    b) Tổ chức lập, tổ chức thực hiện phương án thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của Luật này để đấu giá quyền sử dụng đất;
    c) Tổ chức lập, tổ chức thực hiện phương án đấu giá quyền sử dụng đất;
    d) Chỉ đạo việc bàn giao đất trên thực địa, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho người trúng đấu giá quyền sử dụng đất.

    Theo quy định trên, cơ quan có thẩm quyền lập phương án đấu giá quyền sử dụng đất là Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban Nhân dân cấp huyện.

    Và căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 55 Nghị định 102/2024/NĐ-CP:

    Đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất
    ...
    4. Thẩm định, phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất
    a) Trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp huyện kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất;
    b) Trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất.

    Theo quy định trên, việc thẩm định và phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất phụ thuộc vào cấp có thẩm quyền giao đất hoặc cho thuê đất. Cụ thể:

    - Đối với đấu giá quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện: Cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ. Sau đó, hồ sơ sẽ được trình lên Ủy ban nhân dân cấp huyện để phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất.

    - Đối với đấu giá quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh sẽ kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ và trình lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất.

    Điều kiện để có thể tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất bao gồm?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 125 Luật Đất đai 2024:

    Giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất
    ...
    2. Điều kiện để tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất bao gồm:
    a) Đất đã được thu hồi và hoàn thành bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc không phải bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; trong khu vực dự án có hạ tầng giao thông đã được kết nối;
    b) Có trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện đã được phê duyệt vào mục đích sử dụng để đấu giá quyền sử dụng đất, trừ trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất đối với đất quy định tại điểm e khoản 1 Điều 217 của Luật này;
    c) Có quy hoạch chi tiết 1/500 được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức lập và phê duyệt đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở;
    d) Có phương án đấu giá quyền sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

    Theo quy định trên, các điều kiện để có thể tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất bao gồm:

    - Đất đã được thu hồi và đã hoàn thành bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (hoặc không phải bồi thường, hỗ trợ, tái định cư), và khu vực dự án đã có hạ tầng giao thông kết nối.

    - Được đưa vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được phê duyệt, với mục đích sử dụng đất để đấu giá quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, có ngoại lệ đối với một số loại đất được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 217 của Luật Đất đai.

    - Có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, và quy hoạch này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức lập và phê duyệt.

    - Có phương án đấu giá quyền sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

    Đây là các điều kiện cơ bản để một khu đất có thể được đưa vào quá trình đấu giá quyền sử dụng đất.

    saved-content
    unsaved-content
    119