Loading


Quản lý khai thuế khi tiếp nhận hồ sơ khai thuế của người nộp thuế được thực hiện theo quy trình ra sao?

Quy trình quản lý khai thuế khi tiếp nhận hồ sơ khai thuế của người nộp thuế như thế nào? Phân loại và chuyển hồ sơ khai thuế tại Bộ phận “một cửa”, Bộ phận hành chính văn thư ra sao?

Nội dung chính

    Quản lý khai thuế khi tiếp nhận hồ sơ khai thuế của người nộp thuế được thực hiện theo quy trình ra sao?

    Quy trình quản lý khai thuế khi tiếp nhận hồ sơ khai thuế của người nộp thuế được quy định tại Tiết 2.2 Tiểu Mục 2 Mục I Phần II Quyết định 879/QĐ-TCT năm 2015 về Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành, cụ thể như sau:

    2.2.1. Tiếp nhận hồ sơ khai thuế
    a) Hồ sơ khai thuế nộp trực tiếp tại cơ quan thuế
    Bộ phận “một cửa” tiếp nhận HSKT của NNT nộp trực tiếp tại cơ quan thuế và thực hiện:
    - Kiểm tra tính đầy đủ, đúng thủ tục của HSKT theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật:
    + Trường hợp HSKT chưa đầy đủ, đúng thủ tục quy định: trả lại HSKT và hướng dẫn, cung cấp mẫu biểu cho NNT để bổ sung, điều chỉnh HSKT.
    + Trường hợp HSKT đầy đủ, đúng thủ tục quy định: thực hiện thủ tục đăng ký văn bản “đến” (đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi ngày nhận hồ sơ của cơ quan thuế, số lượng hồ sơ nhận).
    - Đối với HSKT có mã vạch: quét mã vạch trên HSKT để ứng dụng tự động ghi Sổ nhận hồ sơ khai thuế (Mẫu số 02/QTr-KK) và chuyển dữ liệu trên HSKT vào ứng dụng quản lý thuế của ngành.
    + Trường hợp quét mã vạch thành công: thực hiện đối chiếu thông tin, số liệu hiển thị trên màn hình máy tính với thông tin, số liệu trên HSKT của NNT đảm bảo thông tin quét vào ứng dụng khớp đúng với thông tin trên HSKT của NNT.
    + Trường hợp không quét được mã vạch hoặc quét được nhưng dữ liệu không đầy đủ, chính xác:
    ü Xác định nguyên nhân để xử lý phù hợp: nếu lỗi thuộc về NNT, thông báo hoặc hướng dẫn NNT để tránh các lỗi này trong lần nộp HSKT tiếp theo (không được trả lại HSKT cho NNT nếu hồ sơ đã đảm bảo tính đầy đủ, đúng thủ tục); nếu lỗi do ứng dụng quét mã vạch thì cần thông báo cho bộ phận tin học để giải quyết kịp thời.
    ü Nhập thông tin của HSKT không quét được mã vạch vào ứng dụng nhận, trả hồ sơ của ngành thuế để ghi Sổ nhận hồ sơ khai thuế
    - Đối với HSKT không có mã vạch: thực hiện ghi Sổ nhận hồ sơ khai thuế bằng ứng dụng nhận, trả hồ sơ của ngành thuế.
    b) Hồ sơ khai thuế nộp qua bưu chính
    Tùy theo sự bố trí của cơ quan thuế, Bộ phận Hành chính văn thư tiếp nhận HSKT của NNT nộp qua đường bưu chính và thực hiện như sau:
    - Thực hiện thủ tục đăng ký văn bản “đến” theo quy định (đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi ngày nhận hồ sơ của cơ quan thuế).
    - Đối với HSKT có mã vạch:
    + Nếu Bộ phận hành chính văn thư có thiết bị quét mã vạch thì thực hiện quét mã vạch theo hướng dẫn tại tiết a điểm này đối với HSKT có mã vạch.
    + Nếu Bộ phận hành chính văn thư không có thiết bị quét mã vạch thì thực hiện ghi Sổ nhận hồ sơ khai thuế bằng ứng dụng nhận, trả hồ sơ của ngành thuế.
    - Đối với HSKT không có mã vạch: thực hiện ghi Sổ nhận hồ sơ khai thuế bằng ứng dụng nhận, trả hồ sơ của ngành thuế.
    Thời gian thực hiện các công việc trên tại Bộ phận “một cửa” và Bộ phận hành chính văn thư là ngay khi nhận được HSKT của NNT hoặc chậm nhất là đầu giờ của ngày làm việc tiếp theo.
    c) Tiếp nhận hồ sơ khai thuế điện tử
    Việc tiếp nhận HSKT điện tử được thực hiện theo Quy trình quản lý đăng ký sử dụng và khai thuế điện tử ban hành theo Quyết định số 1390/QĐ-TCT ngày 13/10/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
    d) Tiếp nhận hồ sơ khai thuế liên quan đến đất
    Các HSKT liên quan đến đất thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông, khi Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc cơ quan tài nguyên môi trường chuyển HSKT liên quan đến đất của NNT cho cơ quan thuế bằng cách nộp trực tiếp tại Bộ phận “một cửa” hoặc chuyển qua đường văn thư thì Bộ phận “một cửa” hoặc Bộ phận hành chính văn thư tiếp nhận HSKT theo trình tự các bước nêu tại tiết a và b điểm này.
    2.2.2. Phân loại và chuyển hồ sơ khai thuế tại Bộ phận “một cửa”, Bộ phận hành chính văn thư
    - Phân loại HSKT theo một trong các tiêu thức sau: tên và MST/MSDN của NNT, sắc thuế, loại HSKT; trạng thái của HSKT (chính thức, bổ sung), HSKT có mã vạch và không có mã vạch (tuỳ vào điều kiện thực tế và nhu cầu của từng đơn vị để lựa chọn các tiêu thức phân loại thống nhất đảm bảo thuận tiện cho việc lưu trữ và tra cứu HSKT).
    - Đóng tệp HSKT đã phân loại theo Bảng kê tệp hồ sơ khai thuế (Mẫu số 03/QTr-KK); đối với HSKT có mã vạch: tách riêng tệp HSKT đã nhận được bằng thiết bị quét mã vạch và HSKT không nhận được bằng thiết bị quét mã vạch hoặc nhận được nhưng không đầy đủ, chính xác (có nguyên nhân cụ thể kèm theo). Số lượng HSKT trong mỗi tệp tuỳ theo cách phân loại để đóng tệp nhưng không quá 50 bộ đảm bảo cho việc lưu trữ và tìm kiếm thuận tiện.
    - Chuyển HSKT và các tài liệu kèm theo HSKT cùng các nguyên nhân không đọc được dữ liệu trên HSKT bằng thiết bị quét mã vạch hoặc dữ liệu đọc được nhưng không đầy đủ, chính xác cho Bộ phận KK&KTT; riêng các HSKT liên quan đến đất chuyển cho Bộ phận quản lý các khoản thu từ đất.
    - Thời gian thực hiện các công việc trên là ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là đầu giờ của ngày làm việc tiếp theo kể từ khi tiếp nhận HSKT của NNT tại cơ quan thuế.
    Trường hợp vào những ngày gần hết hạn nộp HSKT, số lượng HSKT nhiều thì thời gian thực hiện các công việc kể từ khi tiếp nhận HSKT của NNT đến khi bàn giao HSKT cho Bộ phận KK&KTT tối đa là 02 ngày làm việc; khi ghi Sổ nhận hồ sơ khai thuế trên ứng dụng theo dõi nhận, trả hồ sơ thuế, bộ phận tiếp nhận phải ghi đúng ngày nhận HSKT của NNT.

    Trên đây là nội dung câu trả lời về quy trình quản lý khai thuế khi tiếp nhận hồ sơ khai thuế của người nộp thuế. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 879/QĐ-TCT năm 2015.

    saved-content
    unsaved-content
    18