Loading


Quy định về hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu như thế nào?

Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về vấn đề này?

Nội dung chính

    Quy định về hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu thì:

    1. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận ATTP bao gồm:
    a) Giấy đăng ký cấp Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
    b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư: Bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu;
    c) Báo cáo hiện trạng (cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống bảo đảm ATTP) của Cơ sở theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
    d) Danh sách chủ Cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khỏe;
    đ) Danh sách chủ Cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm đã được cơ quan chức năng quản lý chất lượng ATTP nông lâm thủy sản của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy xác nhận tập huấn kiến thức về ATTP.
    2. Đối với các Cơ sở đăng ký cấp Giấy chứng nhận ATTP sau khi khắc phục sai lỗi của lần kiểm tra, thẩm định trước đó: hồ sơ bao gồm 01 (một) Báo cáo kết quả khắc phục các sai lỗi theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
    3. Cơ sở gửi 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký cho Cơ quan kiểm tra, chứng nhận bằng một trong các hình thức như: Gửi trực tiếp, gửi theo đường bưu điện; fax, thư điện tử hoặc đăng ký trực tuyến (sau đó gửi bản chính).

    Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận ATTP thủy sản xuất khẩu. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT để nắm rõ quy định này.

    saved-content
    unsaved-content
    21