Quy định về phòng cháy đối với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh từ ngày 01/07/2024

Quy định về phòng cháy đối với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh từ ngày 01/07/2024. Quy định ngân sách nhà nước bảo đảm cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ ra sao?

Nội dung chính

    Đối tượng nào phải kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy từ ngày 01/07/2024?

    Căn cứ Điều 11 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024, đối tượng kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy bao gồm:

    -Cơ sở quy định tại khoản 7 Điều 2 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024;

    - Nhà ở, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh;

    - Phương tiện giao thông quy định tại khoản 10 Điều 2 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024;

    - Công trình xây dựng trong quá trình thi công.

    Trong đó, Nội dung kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy bao gồm:

    - Việc thực hiện trách nhiệm phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình, chủ phương tiện giao thông theo quy định;

    - Việc bảo đảm và duy trì điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình xây dựng trong quá trình thi công, nhà ở, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, phương tiện giao thông, cơ sở theo quy định tại các điều 19, 20, 21, 22 và 23 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024; việc thực hiện, duy trì giải pháp kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy đối với các cơ sở quy định tại khoản 6 Điều 55 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024.

    Phòng cháy đối với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh từ ngày 01/07/2024

    Phòng cháy đối với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh từ ngày 01/07/2024 (Hình từ Internet) 

    Quy định về phòng cháy đối với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh từ ngày 01/07/2024

    Căn cứ quy định tại Điều 21 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024, phòng cháy đối với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh từ ngày 01/07/2024 như sau:

    (1) Nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy sau đây:

    - Các điều kiện an toàn về phòng cháy quy định tại Điều 20 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024;

    - Có biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn theo quy định;

    - Khu vực sản xuất, kinh doanh hàng hóa có nguy cơ cháy, nổ phải có giải pháp ngăn cách hoặc ngăn cháy với khu vực để ở.

    (2) Nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy sau đây:

    - Các điều kiện an toàn về phòng cháy quy định tại khoản (1);

    - Không bố trí chỗ ngủ trong khu vực sản xuất, kinh doanh;

    - Có phương tiện báo cháy, giải pháp thông gió, thiết bị phát hiện sự cố rò rỉ chất khí nguy hiểm về cháy, nổ phù hợp với công năng, đặc điểm của nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;

    - Khu vực sản xuất, kinh doanh hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ phải được ngăn cháy với lối thoát nạn của khu vực để ở.

    Ngân sách nhà nước bảo đảm cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

    Ngân sách nhà nước bảo đảm cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định tại Điều 50 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 như sau:

    (1) Nhà nước bảo đảm ngân sách để đầu tư cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; ưu tiên phân bổ nguồn lực trong kế hoạch tài chính 5 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm, dự toán ngân sách nhà nước hằng năm cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; trong nhiệm vụ chi ngân sách quốc phòng và an ninh hằng năm của Ủy ban nhân dân các cấp phải có nội dung bảo đảm cho công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

    (2) Trong trường hợp cấp bách được sử dụng dự phòng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để phục vụ hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

    (3) Nhà nước cấp ngân sách cho lực lượng Công an nhân dân, các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các đơn vị khác thụ hưởng ngân sách nhà nước để phục vụ hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

    (4) Ngân sách nhà nước bảo đảm cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ được sử dụng cho các nhiệm vụ sau đây:

    - Đầu tư, trang bị, xây dựng, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống, phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;

    - Hoạt động của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và lực lượng dân phòng;

    - Đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;

    - Các hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khác theo quy định của pháp luật.

    (5) Việc lập dự toán, phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước chi cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

    (6) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành chính sách ưu tiên đầu tư và huy động các nguồn lực để đầu tư, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đối với các khu dân cư thuộc phạm vi quản lý chưa bảo đảm điều kiện về hạ tầng giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy; đầu tư, trang bị, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống, phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

    (7) Chính phủ quy định chi tiết.

    Ngày 29/11/2024, Quốc hội thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/202


    saved-content
    unsaved-content
    34
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT