Loading


Quy định về thẩm định tại Cơ sở để cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu như thế nào?

Thẩm định tại Cơ sở để cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định cụ thể vấn đề này?

Nội dung chính

    Quy định về thẩm định tại Cơ sở để cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu như thế nào?

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu thì:

    Thẩm định tại Cơ sở để cấp Giấy chứng nhận ATTP: Áp dụng cho các trường hợp sau:
    a) Cơ sở chưa có Giấy chứng nhận ATTP;
    b) Cơ sở bị thu hồi Giấy chứng nhận ATTP;
    c) Cơ sở có Giấy chứng nhận ATTP còn hiệu lực ít hơn 6 (sáu) tháng;
    d) Cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận ATTP nhưng thay đổi chủ sở hữu hoặc sửa chữa, nâng cấp điều kiện sản xuất dẫn đến việc thay đổi khả năng xuất hiện các mối nguy về ATTP so với ban đầu;
    đ) Cơ sở bổ sung sản phẩm không thuộc nhóm sản phẩm tương tự đã được chứng nhận;
    e) Cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận ATTP nhưng hoãn kiểm tra định kỳ có thời hạn quá 12 (mười hai) tháng;
    g) Cơ sở đăng ký bổ sung vào Danh sách cơ sở được phép chế biến, xuất khẩu vào thị trường có yêu cầu lập danh sách.

    Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về Thẩm định tại Cơ sở để cấp Giấy chứng nhận ATTP thủy sản xuất khẩu. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT để nắm rõ quy định này.

    saved-content
    unsaved-content
    25