Quy hoạch đô thị được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị đúng không?

Quy hoạch đô thị được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị đúng hay sai? Cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định có phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch đô thị không?

Nội dung chính

    Quy hoạch đô thị được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị đúng không?

    Căn cứ theo tiểu mục 1.4.2 mục 1.4 Điều 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD về quy định chung quy định như sau:

    1. QUY ĐỊNH CHUNG
    ...
    1.4 Giải thích từ ngữ
    Trong quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    ...
    1.4.2 Quy hoạch đô thị:
    Việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị. Quy hoạch đô thị được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.
    ...

    Như vậy, quy hoạch đô thị được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị, trong đó bao gồm việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, cùng với hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở nhằm tạo lập môi trường sống phù hợp cho người dân trong đô thị.

    Quy hoạch đô thị được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị đúng không?

    Quy hoạch đô thị được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị đúng không? (Hình từ Internet)

    Cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định có phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch đô thị không?

    Căn cứ theo tiểu mục 2.6.11 mục 2.6 Điều 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD về quy định chung quy định như sau:

    2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
    ...
    2.6 Yêu cầu về kiến trúc cảnh quan, thiết kế đô thị và bố cục các công trình đối với các khu vực phát triển mới
    ...
    2.6.11 Cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định
    - Phải quy hoạch và bố trí quỹ đất cho các cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định theo nhu cầu của đô thị. Diện tích đất tối thiểu của cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định quy hoạch mới tuân thủ quy định tại Điều 5, QCVN 01:2020/BCT;
    - Vị trí cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định quy hoạch mới phải bảo đảm tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy trong QCVN 01:2020/BCT. Khoảng cách giữa hai cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định quy hoạch mới tối thiểu là 300 m. Khoảng cách giữa cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định quy hoạch mới đến những nơi thường xuyên tụ họp đông người (chợ, trung tâm thương mại, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, các thiết chế văn hóa, thể dục thể thao, công sở) tối thiểu là 50 m;
    - Vị trí các cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định quy hoạch mới phải bảo đảm tiếp cận thuận tiện và an toàn với hệ thống giao thông. Lối ra, vào cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định quy hoạch mới phải cách điểm có tầm nhìn bị cản trở ít nhất là 50 m và nằm ngoài hành lang an toàn đối với cầu, cống, hầm đường bộ. Lối ra của cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định mở ra đường cấp khu vực trở lên phải cách chỉ giới đường đỏ của tuyến đường cấp khu vực trở lên giao cắt với tuyến đường có lối ra của cửa hàng xăng dầu tối thiểu là 50 m. Cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định phải bố trí khu vực dừng đỗ xe để tiếp xăng, dầu đảm bảo không gây ảnh hưởng đến giao thông bên trong cửa hàng và bên ngoài cửa hàng;
    - Các cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định hiện hữu phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch đô thị, không ảnh hưởng đến an toàn giao thông và phải có phương án phòng cháy chữa cháy được thẩm duyệt theo quy định;
    - Ngoài ra các công trình trong cửa hàng xăng dầu phải tuân thủ QCVN 07-6:2016/BXD và QCVN 01:2020/BCT.
    ...

    Theo đó, cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch đô thị, đồng thời không được ảnh hưởng đến an toàn giao thông và cần có phương án phòng cháy chữa cháy được thẩm duyệt theo quy định.

    Mật độ mạng lưới giao thông công cộng có phụ thuộc vào cơ cấu quy hoạch đô thị không?

    Căn cứ theo tiểu mục 2.9.3.3 mục 2.9 Điều 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD về quy định chung quy định như sau:

    2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
    ...
    2.9 Yêu cầu về giao thông
    ...
    2.9.3.3 Mạng lưới giao thông vận tải hành khách công cộng.
    - Đối với những đô thị từ loại III trở lên phải tổ chức mạng lưới giao thông vận tải hành khách công cộng. Các loại hình giao thông công cộng gồm có: đường sắt đô thị, xe buýt, tàu thủy (nếu có);
    - Khoảng cách giữa các tuyến giao thông công cộng tối thiểu là 600 m và tối đa là 1 200 m (ở khu trung tâm đô thị tối thiểu là 400 m). Khoảng cách đi bộ từ nơi ở, nơi làm việc, nơi mua sắm, vui chơi giải trí... đến ga, bến công cộng tối đa là 500 m;
    - Mật độ mạng lưới giao thông công cộng phụ thuộc vào cơ cấu quy hoạch đô thị, tối thiểu phải đạt 2 km/km2 đất xây dựng đô thị. Khoảng cách giữa các bến giao thông công cộng trong đô thị được quy định như sau: đối với bến xe buýt, tàu điện tối đa là 600 m; đối với bến xe buýt nhanh (BRT), đường sắt đô thị (tàu điện ngầm; tàu điện mặt đất hoặc trên cao) tối thiểu là 800 m;
    - Tại chỗ giao nhau giữa các tuyến đường có phương tiện giao thông công cộng, phải bố trí trạm chuyển xe từ phương tiện này sang phương tiện khác với chiều dài đi bộ < 200 m;
    - Bến xe buýt và tàu điện trên đường chính phải bố trí cách chỗ giao nhau ít nhất 20 m. Chiều dài bến xe một tuyến, chạy một hướng ít nhất 20 m, trên tuyến có nhiều tuyến hoặc nhiều hướng phải tính toán cụ thể, nhưng không ngắn hơn 30 m. Chiều rộng bến ít nhất 3 m.
    ...

    Như vậy, mật độ mạng lưới giao thông công cộng phụ thuộc vào cơ cấu quy hoạch đô thị và phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu là 2 km/km² đất xây dựng đô thị.

    XEM THÊM: Không lấy ý kiến người dân khi quy hoạch đô thị thì có bị xử phạt không? Căn cứ lập quy hoạch đô thị là gì?

    saved-content
    unsaved-content
    71
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT