Loading


Quy trình giải quyết khiếu nại lần đầu của công đoàn được quy định cụ thể như thế nào theo luật định?

Quy trình giải quyết khiếu nại lần đầu của công đoàn được quy định cụ thể như thế nào theo luật định? Thụ lý giải quyết khiếu nại lần đầu trong thời hạn bao nhiêu ngày?

Nội dung chính

    Quy trình giải quyết khiếu nại lần đầu của công đoàn được quy định cụ thể như thế nào theo luật định?

    Theo Điều 10 Quy định về việc Công đoàn giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo ban hành kèm theo Quyết định 333/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về quy trình giải quyết khiếu nại lần đầu như sau:

    - Thụ lý giải quyết khiếu nại lần đầu

    Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết và đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 8 Quy định này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết; trường hợp không thụ lý giải quyết thì thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến biết và phải nêu rõ lý do.

    - Xác minh nội dung khiếu nại.

    + Trong thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm sau đây:

    ++ Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay;

    ++ Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm (sau đây gọi chung là người có trách nhiệm xác minh) xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại.

    + Việc xác minh phải bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời thông qua các hình thức sau đây:

    ++ Kiểm tra, xác minh trực tiếp tại địa điểm phát sinh khiếu nại;

    ++ Kiểm tra, xác minh thông qua các tài liệu, chứng cứ mà người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp;

    ++ Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

    + Người có trách nhiệm xác minh có các quyền, nghĩa vụ sau đây:

    ++ Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và chứng cứ về nội dung khiếu nại;

    ++ Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan giải trình bằng văn bản về nội dung liên quan khiếu nại;

    ++ Triệu tập người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

    ++ Trưng cầu giám định;

    ++ Tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác minh khác theo quy định của pháp luật;

    ++ Báo cáo kết quả xác minh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả xác minh.

    + Báo cáo kết quả xác minh gồm các nội dung sau đây:

    ++ Đối tượng xác minh;

    ++ Thời gian tiến hành xác minh;

    ++ Người tiến hành xác minh;

    ++ Nội dung xác minh;

    ++ Kết quả xác minh;

    ++ Kết luận và kiến nghị nội dung giải quyết khiếu nại.

    - Tổ chức đối thoại

    + Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ.

    + Người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc đối thoại.

    + Khi đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình.

    + Việc đối thoại phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người tham gia, kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký, điểm chỉ xác nhận thì phải ghi rõ lý do; biên bản này được lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại.

    + Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.

    - Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu

    + Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.

    + Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải có các nội dung sau đây:

    ++ Ngày, tháng, năm ra quyết định;

    ++ Tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại;

    ++ Nội dung khiếu nại;

    ++ Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;

    ++ Kết quả đối thoại (nếu có);

    ++ Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;

    ++ Kết luận nội dung khiếu nại;

    ++ Giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại;

    ++ Việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại (nếu có);

    ++ Quyền khiếu nại lần hai, quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

    + Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét, kết luận nội dung khiếu nại và căn cứ vào kết luận đó để ra quyết định giải quyết khiếu nại cho từng người hoặc ra quyết định giải quyết khiếu nại kèm theo danh sách những người khiếu nại.

    - Gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu

    Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại hoặc người có thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.

    - Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính

    + Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại khoản 2 Điều 9 quy định này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.

    + Trường hợp khiếu nại lần hai thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.

    + Hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại khoản 2 Điều 9 Quy định này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

    - Hồ sơ giải quyết khiếu nại lần đầu

    + Việc giải quyết khiếu nại phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm:

    ++ Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;

    ++ Tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;

    ++ Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có);

    ++ Biên bản tổ chức đối thoại (nếu có);

    ++ Quyết định giải quyết khiếu nại;

    ++ Các tài liệu khác có liên quan.

    + Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưu giữ theo quy định của pháp luật. Trường hợp người khiếu nại khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án thì hồ sơ đó phải được chuyển cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết khi có yêu cầu.

    Ban biên tập thông tin đến bạn.

    saved-content
    unsaved-content
    19