Loading

17:41 - 19/09/2024

Quy trình thi công giếng trong cần tuân thủ các biện pháp an toàn tại công trường xây dựng ra sao?

Quy chuẩn thi công giếng trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?Quy chuẩn về điện trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

Nội dung chính

    Quy chuẩn thi công giếng trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

    Tại Tiểu tiết 2.8.3.2 Tiết 2.8.3 Tiểu mục 2.8 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn thi công giếng trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:

    2.8.3.2.1  Các giếng không nằm trong đá cứng (chắc), phải được bao bọc, lót (chống đỡ quanh thân giếng theo chu vi) hoặc có các biện pháp ĐBAT khác.

    2.8.3.2.2  Việc tháo chống đỡ của các lớp khối xây lót giếng phải được thực hiện từ từ, phù hợp với quá trình phát triển cường độ của khối xây.

    2.8.3.2.3  Phải bố trí giàn giáo, sàn công tác hoặc sàn treo để người lao động có thể làm việc an toàn bên trong giếng (xem 2.2.1.1).

    2.8.3.2.4  Phải kiểm tra kỹ để ĐBAT trước khi hạ một đoạn (một phần) giếng hoặc sau khi nổ mìn.

    2.8.3.2.5  Các giếng sâu hơn 30 m phải bố trí khung hoặc vành tăng cứng (thường bằng kết cấu thép) tại đỉnh giếng đảm bảo chịu được tải trọng lớn nhất theo tính toán thiết kế trong suốt quá trình thi công.

    2.8.3.2.6  Khung (hoặc vành) tăng cứng bằng thép phải được nối đất để bảo vệ chống sét. Khung (hoặc vành) tăng cứng bằng gỗ phải được xử lý chống cháy.

    2.8.3.2.7  Người đi xuống giếng hoặc vận chuyển các vật (hoặc thiết bị, dụng cụ) nhỏ xuống giếng phải đi qua cổng (hoặc cửa) bố trí ở bên trên thành giếng. Chiều cao của cổng hoặc cửa tối thiểu là 2,0 m.

    2.8.3.2.8  Phải có tín hiệu cảnh báo cho người vận hành thiết bị nâng (ví dụ: cẩu) khi các vật nâng (vật tư, thiết bị) có thể vượt ra ngoài giới hạn di chuyển an toàn.

    CHÚ THÍCH: Các yêu cầu về ĐBAT sử dụng thiết bị nâng tại mục này và các mục sau đây phải thực hiện cùng với các quy định tại 2.4.

    2.8.3.2.9  Mã tín hiệu liên lạc phải được dán hoặc có bảng hiển thị trong phòng (hoặc ca bin) điều khiển thiết bị nâng và tại mỗi vị trí nâng, hạ tải.

    2.8.3.2.10  Các máy cẩu nâng, hạ bằng tời phải được trang bị:

    a) Phanh có thể tự động ngừng và giữ vật nâng khi mất điện điều khiển máy cẩu;

    b) Hệ thống báo độ sâu chính xác.

    2.8.3.2.11  Các máy cẩu, thiết bị nâng phải được kiểm tra ít nhất 01 lần/ngày bởi người có thẩm quyền theo quy định tại 2.4.

    2.8.3.2.12  Phải lắp đặt thiết bị vận chuyển người đối với các giếng sâu hơn 30 m.

    CHÚ THÍCH: Các thiết bị sử dụng để vận chuyển người như vận thăng hoặc các thiết bị nâng khác phải được kiểm định an toàn và tuân thủ các quy định tại 2.4 và 2.1.1.5 và các QCVN có liên quan đến loại thiết bị sử dụng.

    2.8.3.2.13  Lồng hoặc khoang xe vận chuyển người phải được trang bị thiết bị hoặc phanh an toàn để có thể tự động giữ lồng hoặc khoang xe (khi đủ tải) nếu như cáp treo bị đứt hoặc trùng.

    2.8.3.2.14  Phải có thiết bị phù hợp để giữ lồng hoặc khoang xe tại các vị trí nâng, hạ.

    2.8.3.2.15  Thùng để vận chuyển người trong giếng phải tuân thủ các quy định sau:

    a) Không có các vật thể hoặc chi tiết cấu tạo nhô ra ở mặt ngoài thùng có thể làm thùng bị mắc kẹt;

    b) Có chiều sâu không nhỏ hơn 1,1 m;

    c) Được trang bị đủ các thiết bị hoặc cơ cấu để ngăn thùng bị nghiêng, xoay, quay bất ngờ;

    d) Không tự mở.

    2.8.3.2.16  Các thông tin sau đây phải được dán hoặc có bảng hiển thị ở những chỗ dễ thấy tại nơi đặt máy cẩu:

    a) Tốc độ tối đa để vận chuyển người trong giếng;

    b) Tổng số người hoặc tải trọng tối đa để ĐBAT cho mỗi lần vận chuyển.

    2.8.3.2.17  Các hoạt động nâng, hạ trong giếng phải được điều phối bằng các tín hiệu phù hợp.

    2.8.3.2.18  Trước khi thực hiện công việc thi công đường hầm từ giếng, phải lắp đặt hai hệ thống liên lạc riêng biệt (tín hiệu số hoặc loại khác).

    Quy trình thi công giếng trong cần tuân thủ các biện pháp an toàn tại công trường xây dựng ra sao? (Hình từ internet)

    Quy chuẩn về điện trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

    Tại Tiểu tiết 2.8.3.5 Tiết 2.8.3 Tiểu mục 2.8 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn về điện trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:

    2.8.3.5.1  Việc sử dụng điện trong thi công ngầm phải tuân thủ quy định của các QCVN về an toàn điện và thiết bị điện, TCVN 6780-4:2009, các quy định tại 2.16 và các quy định dưới đây.

    2.8.3.5.2  Thiết bị đóng ngắt chính của nguồn điện cấp cho tất cả công việc thi công ngầm:

    a) Phải được lắp đặt trên mặt đất;

    b) Chỉ được tiếp cận và vận hành bởi người được giao nhiệm vụ đóng, ngắt điện của nhà thầu và có sự tham gia của người có thẩm quyền quy định tại 2.8.1.3.

    2.8.3.5.3  Trong trường hợp cần thiết, phải lắp đặt thiết bị chống sét phù hợp trên mặt đất để bảo vệ cho người và thiết bị.

    2.8.3.5.4  Phải có 02 nguồn cấp điện độc lập (nguồn chính và nguồn dự phòng) để cấp cho các máy, thiết bị sử dụng điện (như quạt thông gió, máy bơm thoát nước và các thiết bị khác) đặt trong vùng lân cận của giếng, nếu như việc ngừng các máy, thiết bị này sẽ gây ra nguy hiểm cho người lao động.

    2.8.3.5.5  Công tắc điện phải là loại công tắc an toàn (được bảo vệ chống cháy, bụi, nước).

    2.8.3.5.6  Đèn cố định sử dụng cho thi công ngầm phải có lớp bảo vệ chắc chắn bằng thủy tinh hoặc loại vật liệu trong suốt khác.

    2.8.3.5.7  Tùy thuộc vào điều kiện thi công thực tế, khi có yêu cầu thì đèn chiếu sáng phải là loại chống bụi, khí và nước.

    2.8.3.5.8  Điện áp của đèn xách tay dùng trong thi công ngầm không được vượt quá điện áp an toàn cực thấp (xem 1.4.9).

    saved-content
    unsaved-content
    22