Loading


Quy trình thực hiện kiểm toán Ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?

Quy trình thực hiện kiểm toán Ngân sách nhà nước được quy định như thế nào? Quy trình thực hiện kiểm toán Ngân sách nhà nước được quy định ở đâu hiện nay?

Nội dung chính

    Quy trình thực hiện kiểm toán Ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?

    Việc thực hiện kiểm toán Ngân sách nhà nước quy định tại Điều 10 Quyết định 02/2013/QĐ-KTNN năm 2013 về Quy trình kiểm toán Ngân sách nhà nước do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành, cụ thể như sau:

    1. Nghiên cứu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, các thông tin tài chính và các thông tin có liên quan

    Việc nghiên cứu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, các thông tin tài chính và các thông tin có liên quan được tiến hành đối với từng đơn vị dự toán, gồm:

    - Nghiên cứu, đánh giá về các yếu tố môi trường kiểm soát của đơn vị;

    - Đánh giá công tác tổ chức kế toán ngân sách của đơn vị;

    - Nghiên cứu, đánh giá các quy trình và thủ tục kiểm soát nội bộ về lập, chấp hành, quyết toán và kiểm soát thu, chi ngân sách;

    - Đánh giá độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị;

    - Phân tích báo cáo quyết toán ngân sách của đơn vị.

    2. Lập và xét duyệt kế hoạch kiểm toán chi tiết

    a) Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết:

    Kế hoạch kiểm toán chi tiết được lập đối với từng đơn vị được kiểm toán. Những nội dung cơ bản của kế hoạch kiểm toán chi tiết, gồm:

    - Mục tiêu kiểm toán: các mục tiêu kiểm toán tập trung vào việc đánh giá sự tuân thủ, hợp lý, hiệu quả của việc thực hiện các giải pháp, biện pháp và việc ban hành các quy định trong lập, chấp hành ngân sách; đánh giá việc thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định của các cơ quan quản lý nhà nước; đánh giá ban đầu về độ tin cậy của số liệu tổng hợp quyết toán ngân sách.

    - Nội dung kiểm toán: các nội dung kiểm toán được xác định phù hợp với nhiệm vụ quản lý, điều hành ngân sách của mỗi cơ quan quản lý.

    - Phạm vi, trọng tâm và giới hạn kiểm toán: xác định thời kỳ kiểm toán; xác định các bộ phận được kiểm toán; xác định các nội dung trọng tâm kiểm toán trên cơ sở đánh giá cụ thể về kiểm soát nội bộ và theo kế hoạch kiểm toán; giới hạn kiểm toán không thực hiện được bởi lý do khách quan hoặc chủ quan.

    - Các phương pháp kiểm toán: xác định các phương pháp kiểm toán áp dụng đối với từng nội dung kiểm toán.

    - Phân công nhiệm vụ kiểm toán: bố trí nhân sự và lịch trình thực hiện kiểm toán cho từng nội dung kiểm toán (chương trình kiểm toán).

    b) Xét duyệt kế hoạch kiểm toán chi tiết:

    Thực hiện theo quy định tại tiểu mục 2.2, Chương III của Quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.

    3. Nội dung công việc thực hiện kiểm toán

    Nội dung kiểm toán tại các bộ, ngành và địa phương được thực hiện theo quy định tại Điều 37, Điều 38, Điều 39 Luật Kiểm toán nhà nước và quy định tại tiểu mục 2.1.3, Mục II, Phụ lục 01 (đối với kiểm toán ngân sách bộ, ngành) và tiểu mục 2.1, Mục II, Phụ lục 02 (đối với kiểm toán ngân sách địa phương) của Quy trình này.

    4. Tổ trưởng kiểm tra, soát xét các phần việc kiểm toán do Kiểm toán viên thực hiện: Thực hiện theo quy định tại tiểu mục 2.4, Chương III của Quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.

    5. Kiểm toán viên ký các biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán: Thực hiện theo quy định tại tiểu mục 2.5, Chương III của Quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.

    6. Lập báo cáo kiểm toán hoặc biên bản xác nhận số liệu tình hình kiểm toán: Thực hiện theo quy định tại tiểu mục 3, Chương III của Quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.

    Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

    saved-content
    unsaved-content
    27